1. Mô tả vị trí BĐS
1.1 Nằm tại mặt tiền số 7-9 đường Tôn Đức Thắng, đối diện cảng Bason, thuộc thửa đất số 29, tờ bản đồ số 30 ( theo tài liệu số 2002 ) , diện tích 3531m2
1.2 Đường Tôn Đức Thắng là tuyến đường lớn và lâu đời nhất của vùng Sài Gòn. Nó bắt đầu từ đường Nguyễn Thị Minh Khai và kết thúc ngay chân cầu Khánh Hội với chiều dài khoảng 2361m
- Đường Tôn Đức Thắng là con đường 2 chiều, lưu lượng giao thông cao, dễ kẹt xe, rộng 57m
- Giá trị BĐS chia làm đoạn: cầu Khánh Hội- công trường Mê Linh..., công trường Mê Linh- nhà máy Ba Son..., đoạn còn lại
1.3 Các BĐS lân cận
1.3.1 Tăng tiện ích
- Chợ: Xung quanh 500m không có chợ truyền thống, gần nhất được tính là chợ Bến Thành
- Trung tâm thương mại: gần nhất không có
- Trường: Trên đường Tôn Đức Thắng có Đại học Sài Gòn CS2 tại số 4Đ, bước tới đường Lê Duẩn có Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh-trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Bệnh viện: gần nhất có bệnh viện Nhi đồng 2
- Ga, bến bãi: nằm trên tuyến ga Metro số 1 (Bến Thành- Suối Tiên) ngoài ra còn có bến Bạch Đằng
- Tín ngưỡng: Xung quanh không có tín ngưỡng nào đáng kể
- Di tích: Tại số 5B Tôn Đức Thắng có Bảo tàng Tôn Đức Thắng
- Du lịch: Bước đến gần cuối đường ta sẽ bắt gặp Phố đi bộ Nguyễn Huệ từ lâu đã trở thành một điểm đến không chỉ hấp dẫn khách du lịch mà còn với chính người dân địa phương tại Sài Gòn. Ngoài ra còn có Bến Bạch Đằng tại số 2 Tôn Đức Thắng được xem là điểm du lịch vàng của thành phố
1.3.2 Tăng trị giá BĐS
- Nơi đây có thể nói là nơi tập trung của các khách sạn cao cấp bậc nhất Sài Gòn như khách sạn 5 sao Le Meridien Saigon số 3C Tôn Đức Thắng, khách sạn 5 sao Lotte Hotel and resots số 2-4A Tôn Đức Thắng, khách sạn 5 sao renaissance 15 Tôn Đức Thắng, khách sạn khách sạn 5 sao Hilton số 11 công trường Mê Linh, khách sạn 5 sao Mạectic số 1 Đồng Khởi, khách sạn 4 sao Liberty 17Đ Tôn Đức Thắng, khách sạn 3 sao Riverside số 18-19-20Đ Tôn Đức Thắng, The Landmark 5B Tôn Đức Thắng
- Cũng tại nơi đây là nơi tập trung của nhiều toà cao ốc văn phòng hạng A như toà nhà Techcombank 9-11Đ Tôn Đức Thắng, VP bank 1A-2 Tôn Đức Thắng, Saigon Riverside office center 2-3 Tôn Đức Thắng, Eximb bank, Melinh Point 2 Ngô Đức Kế
1.4 Tính đặc trưng khu vực
Đang cập nhật
1.5 Quy hoạch trong tương lai
1.5.1 Quy hoạch theo nhà nước
- Đã duyệt dự án 930ha mã số dự án 202: Văn phòng để bán, trung tâm thương mại 7-9 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Q1
- Thuộc quy hoạch phân khu: Đồ án "Khu Trung tâm hiện hữu thành phố Hồ Chí Minh" đã được UBND Thành phố Hồ ChíMinh phê duyệt tại Quyết định số 6708/QĐ-UBND ngày 29/12/2012.
- Thuộc quy hoạch ngành: Dự án "TUYẾN METRO SỐ 1 (BẾN THÀNH - SUỐI TIÊN)" đã được phê duyệt tại Quyết định số ngày 24/05/2021.
1.5.2 Quy hoạch theo xu hướng
Đang cập nhật
1.6 Tính nổi bật của khu vực
- Hiện tại, cây cầu bắt qua khu đô thị mới Thủ Thiêm là một lợi thế về giao thông, hạn chế thời gian và không gian di chuyển cho khu vực này cũng như toàn thành phố
- Vì đối diện cảng Bason nên đây được xem là một lợi thế khủng để làm đòn bẩy cũng như là điểm nổi bật thúc đ thị trường BĐS
2 - 5 : đang cập nhật
Quy Hoạch
(Miss Mây - Chuyên Viên 2dhReal | 0931055661 )
Tổng quan khu đất
- Quyền sử dụng: đất quốc phòng, do UBND TP HCM cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quốc phòng cho Quân chủng Hải quân (QCHQ) năm 2003.
- Vị trí: số 7-9 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
- Với2 mặt tiền Tôn Đức Thắng (và một mặt tiền đường Ngô Văn Năm)
- Diện tích: 3531 m2
- Tên dự án: dự án Cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại-dịch vụ
Các giai đoạn chuyển đổi từ nhà nước đến tư nhân hóa
- Năm 2006, Quân chủng Hải quân (QCHQ) có chủ trương chuyển mục đích sử dụng khu đất thuộc quyền quản lý của QCHQ sang làm kinh tế
- Ngày 4-9-2006, Công ty Hải Thành (quận Hồng Bàng, Hải Phòng) và Công ty Yên Khánh do bà Vũ Thị Hoan làm giám đốc, ký hợp đồng số 07 thành lập công ty liên doanh Yên Khánh Hải Thành để đầu tư dự án tại lô đất 7-9 Tôn Đức Thắng
- Sau khi nhận bàn giao khu đất số 7-9 Tôn Đức Thắng từ Công ty Hải Thành, ngày 24-12-2007, Công ty Yên Khánh đã đem cho thuê mặt bằng khu đất này từ năm 2009-2019 và thu về số tiền gần 32 tỉ đồng. Công ty Yên Khánh Hải Thành đã chuyển cho Công ty Hải Thành 16,5 tỉ đồng.
- Ngày 23/3/2009, Liên danh Công ty Yên Khánh và Công ty Hải Thành đã lập ra Công ty cổ phần Yên Khánh Hải Thành do bà Vũ Thị Hoan làm Tổng giám đốc và đại diện pháp luật. Công ty này có vốn điều lệ là 320 tỷ đồng do hai cổ đông sáng lập gồm: Công ty Hải Thành góp 32 tỷ đồng (10%) tương đương quyền sử dụng đất và Công ty Yên Khánh góp 288 tỷ đồng (90%).
- Ngày 7-7-2009, ông Đoàn Mạnh Thảo (nguyên trưởng phòng tài chính QCHQ) trình cho ông Hiến ký công văn gửi cơ quan chức năng TP.HCM cho phép Công ty Hải Thành chuyển thẳng số tiền khi chuyển mục đích sử dụng đất cho QCHQ và được chấp thuận.
- Ngày 25-11-2009, UBND TP.HCM cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Hải Thành, sử dụng đất 49 năm, tiến độ thực hiện dự án là 3 năm (từ tháng 1-2009 đến tháng 12-2011).
- Tới tháng 2-2010, Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng khu đất trên mang tên Công ty Hải Thành. Thế nhưng Phạm Văn Diệt
- Đến ngày 18-3-2010, Sở Tài nguyên và môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty Yên Khánh Hải Thành.
- Đến cuối năm 2013, bà Hoan đã thế chấp quyền sử dụng đất số 7-9 Tôn Đức Thắng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư phát triển VN - chi nhánh Thành Đô (BIDV) ở Hà Nội để đảm bảo cho 7 nghĩa vụ tài chính phát sinh của bên thứ 3 (công ty người nhà của Hoan) với tổng giá trị là 717 tỉ đồng. Còn dự án đến nay chưa được đầu tư xây dựng gì và hiện vẫn chỉ là bãi đất trống.
- Năm 2015, công ty cũng đổi tên thành Công ty cổ phần Yên Khánh Hải Thành, do bà Hoan làm tổng giám đốc.
- Tháng 8-2018, cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng vào cuộc điều tra việc Công ty Hải Thành góp quyền sử dụng đất 3.531m2 tại số 7-9 Tôn Đức Thắng vào Công ty liên doanh Yên Khánh Hải Thành để xây dựng công trình trên đất quốc phòng. Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã khởi tố vụ án hình sự để điều tra đối với bà Hoan và nhiều bị can khác.
Sau khi giải chấp tài sản thế chấp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín, bằng thủ đoạn trên, Hệ và Diệt tiếp tục chỉ đạo Hoan thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu đất trên để vay vốn cho các công ty của Hệ.
Trong quá trình làm hồ sơ vay vốn, Công ty Yên Khánh đã sửa hồ sơ từ Công ty Yên Khánh Hải Thành không được thế chấp quyền sử dụng đất số 7-9 Tôn Đức Thắng thành có quyền thế chấp quyền sử dụng đất. Từ đó ngân hàng xác định giá trị khu đất số 7-9 Tôn Đức Thắng là 717 tỉ đồng. Các công ty của Hệ đã vay tiền của ngân hàng và thế chấp bằng giá trị chính khu đất này.
Như vậy, bằng các thủ đoạn gian dối nêu trên, Đinh Ngọc Hệ, Phạm Văn Diệt và Vũ Thị Hoan đã chiếm đoạt quyền sử dụng khu đất số 7-9 Tôn Đức Thắng của QCHQ có giá trị tại thời điểm tháng 2-2010 là 525 tỉ đồng.
- Tháng21/05/2020, Cựu Thứ trưởng Nguyễn Văn Hiến bị phạt 4 năm tù, Út 'trọc' 20 năm tù Sau bốn ngày làm việc (từ ngày 18/5), chiều 21/5, phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Đinh Ngọc Hệ (Út "trọc") và đồng phạm cùng Nguyễn Văn Hiến liên quan đến sai phạm tại 3 khu "đất vàng" (số 2, số 7-9, số 9-11) do Quân chủng hải quân quản lý tại đường Tôn Đức Thắng (Q.1, TP.HCM) đã kết thúc
- Trước đó, Đinh Ngọc Hệ đã bị Tòa án quân sự trung ương xử phạt 12 năm tù về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức". Vì thế, bị cáo Đinh Ngọc Hệ phải chấp hành hình phạt chung của hai bản án là 30 năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày tạm giam 3/12/2017.
- Cùng bị tuyên phạt về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", cháu gái ruột của Hệ là Vũ Thị Hoan (cựu giám đốc Công ty Yên Khánh và Yên Khánh Hải Thành) bị phạt 7 năm tù. Bị cáo Phạm Văn Diệt (cựu tổng giám đốc điều hành Công ty Đức Bình) bị tuyên phạt 15 năm tù. Ngoài ra, Phạm Văn Diệt còn bị phạt bổ sung 60 triệu đồng; Vũ Thị Hoan bị phạt bổ sung 20 triệu đồng.
- Các bị can: Khi ký hợp đồng hợp tác liên doanh tại khu đất 7-9, các bị can không căn cứ vào giá đất được UBND TP.HCM quy định, dẫn đến thực hiện việc hợp tác liên doanh góp vốn với giá đất hằng năm tính theo m² thấp hơn nhiều so với giá Nhà nước quy định, gây thiệt hại hơn 20 tỉ đồng (tính từ 4-9-2006 đến năm 2018). Do đó, các bị can Nguyễn Văn Hiến, Bùi Như Thiềm (cựu trưởng Phòng kinh tế QCHQ), Bùi Văn Nga (cựu giám đốc Công ty Hải Thành), Đoàn Mạnh Thảo (cựu trưởng Phòng tài chính QCHQ) có trách nhiệm liên đới bồi thường số tiền này.
- Số tiền thu từ dự án do các công ty liên doanh Mai Thành (24,8 tỉ đồng), Cảnh Hưng Hải Thành (17,6 tỉ đồng), Yên Khánh Hải Thành (16,5 tỉ đồng) chuyển về Công ty Hải Thành đến tháng 11-2019 là tiền thu lợi bất chính, cần xử lý theo quy định.
- Số tiền ứng trước trả toàn bộ dự án của Công ty Mai Thành (224 tỉ đồng), của Công ty Cảnh Hưng Hải Thành (hơn 152 tỉ đồng) chuyển cho Công ty Hải Thành thanh toán toàn bộ dự án và tiền 114 tỉ đồng Công ty Mai Anh tự nguyện hỗ trợ cho Công ty Hải Thành là các khoản tiền các bên liên doanh tự thỏa thuận dân sự.
Quá trình Ngân hàng xử lý
Sửa hợp đồng, thế chấp đất quân đội để vay vốn
- Sau khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Hệ (Út trọc)! đã chỉ đạo Diệt, Hoan lập hồ sơ thế chấp quyền sử dụng khu đất số 7-9 Tôn Đức Thắng và dùng giấy tờ giả để bảo lãnh cho Công ty Yên Khánh vay 52 tỉ đồng của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín.
- Hệ đã sử dụng số tiền vay được mua 2 căn nhà ở Q.2, TP.HCM cho người vợ đã ly hôn và con ở, mua cổ phiếu của Công ty Tân Cảng Hiệp Phước. Các khoản vay trên Công ty Yên Khánh đã giải chấp cuối năm 2013.
- Sau khi giải chấp tài sản thế chấp là khu đất số 7-9 tại Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, bằng thủ đoạn trên Đinh Ngọc Hệ và Phạm Văn Diệt tiếp tục chỉ đạo Vũ Thị Hoan thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng khu đất số 7-9 vay vốn của Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV) cho các công ty của Đinh Ngọc Hệ.
- Trong quá trình làm hồ sơ vay vốn ngân hàng, các bị can còn sửa các điều khoản trong hợp đồng liên doanh số 07 đã ký với Công ty Hải Thành. Với nội dung từ việc Công ty Yên Khánh Hải Thành không được thế chấp QSD đất số 7-9 thành Công ty Yên Khánh Hải Thành có quyền thế chấp QSD đất, đồng thời được phép phát mại chuyển nhượng QSD đất không cần điều kiện trong 49 năm. Theo đó, BIDV và các công ty của Hệ thống nhất xác định giá trị khu đất số 7-9 là 717 tỉ đồng.
Các cá nhân doanh nghiệp tham gia/ liên quan
- Đinh Ngọc Hệ
- Nguyễn Văn Hiến - Cựu tư lệnh Quân chủng hải quân thứ trưởng Bộ Quốc phòng
- Bùi Như Thiềm (cựu trưởng Phòng kinh tế QCHQ),
- Bùi Văn Nga (cựu giám đốc Công ty Hải Thành),
- Đoàn Mạnh Thảo (cựu trưởng Phòng tài chính QCHQ),
- Trần Trọng Tuấn (cựu đại tá, phó giám đốc Công ty Hải Thành thuộc QCHQ) bị truy tố về tội vi phạm quy định về quản lý đất đai.
- Phạm Văn Diệt (cựu tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Bình),
- Vũ Thị Hoan (cựu giám đốc Công ty Yên Khánh) bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.