Xem nhanh tiểu sử Shark Vương
Tên thật: Trần Anh Vương
Năm sinh: 15/06/1972
Tuổi: 47 tuổi
Cung hoàng đạo: Song tử
Nguyên quán: Đông Quang, Đông Hưng, Thái Bình
Shark Vương là ai
Shark Vương, tên thật là Trần Anh Vương (sinh ngày 15-06-1972) tại Đông Quang, Đông Hưng, Thái Bình. Ông là chủ tịch HDQT Công ty Cổ phần Đầu tư BVG, Thành viên HĐQT của Công ty Cổ phần Nhựa Đồng Nai (NDP) và Tổng Công ty Dược Việt Nam (DVN).
Tên gọi Shark Vương xuất phát từ chương trình Thương vụ bạc tỉ – Shark Tank Việt Nam mùa 1. Anh là một trong bốn nhà đầu tư chính tham gia đầu tư cho các startup trong chương trình, anh cũng là người có công đưa Shark Tank về Việt Nam.
Tuy nhiên, sau sự thành công của Shark Tank Việt nam mùa 1, bước sang mùa thứ 2, “cá mập” Trần Anh Vương không còn đóng vai trò là nhà đầu tư nữa mà rút lui về hậu trường với vai trò ban tổ chức.
Học vấn
Là con của một gia đình nghèo ở tỉnh Thái Bình, Shark Vương được biết đến là một cậu học sinh giỏi toán trong những năm học trung học. Sau khi tốt nghiệp THPT, anh thi đỗ và tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân và theo học cao học tại đây.
Sự nghiệp
Cũng giống như nhiều bạn trẻ khác. Trước khi làm người lèo lái cho những tập đoàn lớn, Shark Trần Anh Vương cũng có những khoảng thời gian long đong lận đận với chuyện nghề nghiệp. Trước khi trở thành Tổng giám đốc của SAM Holdings, anh trải qua rất nhiều công việc khác nhau như kế toán, nhân viên kinh doanh…
Kể từ ngày 31/08/2018, Shark Vương chính thức không còn là Tổng Giám đốc Công ty cổ phần SAM Holdings. Theo đó, Ông Trần Anh Vương đã đăng ký bán toán bộ 15,27 triệu cổ phiếu SAM (tương đương với 6,32% vốn điều lệ). Ước tính toàn bộ khối tài sản hiện có thị giá 109 tỉ đồng.
Sau khi rời khỏi chiếc ghế Tổng giám đốc Sam Holdings, Shark Vương đã xuất hiện trở lại với một dự án mới dành cho cộng đồng khởi nghiệp và các nhà đầu tư – Hệ sinh thái khởi nghiệp EMI (Education, Mentoring, Investing).
Những lần Shark Trần Anh Vương phá sản
Ông có con đường học hành xuất trúc với bước tiến vẻ vang trên nấc thang sự nghiệp. Thế nhưng ít ai biết rằng con đường lập nghiệp của ông đầy những biến cố.
Trước khi làm người chèo lái cho tập đoàn lớn ông đã từng có quãng thời gian lận đận với con đường lập nghiệp. Cùng chúng tôi điểm qua những lần Shark Vương phá sản bạn nhé!
Chọn sai ngành -> công ty phá sản Thất bại đầu tiên của vị doanh nhân trẻ này là do chọn sai ngành kinh doanh. Ông là người học chuyên cơ khí, thế nhưng lại chọn kinh doanh Thép.
Tại thời điểm đó, ở Việt Nam, ngành Thép không phát triển. Không những thế, kinh doanh Thép là một quá trình mua bán giữa các doanh nghiệp với nhau, chứ không phải bán trực tiếp cho các khách hàng.
Vì thế việc tìm khách là doanh nghiệp là điều rất khó đối với ông – người mới vào nghề. Mặt khác, Shark Vương cũng không đủ khả năng để kinh doanh mặt hàng này tại thời điểm đó. Bởi ngành này đòi hỏi một số vốn khá lớn. Điều này đã khiến cho ông rơi vào tình trạng nợ nần và không lâu sau đó công ty phá sản.
Chọn sai người đồng hành -> công ty phá sản Đến năm 1995, ông Trần Anh Vương đã góp vốn cùng một số người bạn để làm ăn. Năm sau đó, họ đã cùng nhau thành lập một công ty.
Nhưng, mỗi thành viên lại sở hữu công ty riêng. Cho nên đã dẫn tới sự thất bại
Ông thừa nhận, đây cũng không phải là lần duy nhất thất bại khi chọn người góp vốn. Từ đó ông đã rút ra được bài học xương máu. Đó chính là khi chọn người bỏ vốn, cần phải xác định là đi với nhau cả đời.
Thua lỗ hàng trăm tỷ, Trần Anh Vương rời ghế chủ tịchTừng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp 1 Việt Nam là doanh nghiệp lớn về xuất khẩu nông sản. Thế nhưng, từ khi bước chân vào lĩnh vực đầu tư tài chính, việc kinh doanh của TH1 xuống dốc nhanh chóng (từ năm 2012).
Nguyên nhân chính là do biến động về tỷ giá dẫn tới lỗ. Thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục giảm cho nên ông phải trích lập dự phòng đầu tư chứng khoán.
Đến ngày 30/9/2017, TH1 có tài sản ngắn hạn của là 771,5 tỷ. Và 907 tỷ là khoản nợ phải trả tới hết quý III/2017. Trong đó, đa phần là những khoản nợ ngắn hạn (848 tỷ đồng). Vì thế nợ ngắn hạn cao hơn với tài sản ngắn hạn của TH1.
Điểm đáng chú ý là những khoản vay ngân hàng của TH1 lúc đó đều quá hạn thanh toán. Cho nên từ 20/4/2017, cổ phiếu TH1 của công ty đang nằm trong tình trạng bị kiểm soát độ lợi nhuận sau thuế của năm 2015, năm 2016 âm.
Đến ngày 2/7/2018 ông không còn đảm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT. Tuy nhiên, Trần Anh Vương vẫn sẽ tham gia HĐQT TH1, nhưng với tư cách là một thành viên trong nhiệm kỳ 2016-2021.
Bán toàn bộ vốn ra khỏi SAM Holding Ông nắm giữ chức vị Tổng giám đốc, đồng thời cũng là cổ đông lớn nhất của công ty này. Ngay từ những ngày đầu tên tuổi của ông cũng đã gắn bó với SAM.
Việc rút vốn ra khỏi SAM Holdings của ông diễn ra trong bối cảnh mới công bố kết quả kinh doanh trong đầu năm 2008 với thu nhập tăng hơn 10% cùng kỳ.
Nhưng, khoản lợi nhuận ròng thu về giảm nhẹ và chỉ đạt 50 tỷ đồng. Bởi chi phí thuế thu nhập của doanh nghiệp tăng mạnh.
Timeline sự nghiệp của Shark Trần Anh Vương:
Từ 31/08/2018 đến nay
Co-founder EMI
Thành viên HĐQT Tổng Công ty Dược Việt Nam – CTCP (DVN)
Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Nhựa Đồng Nai (DNP)
Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I (TH1)
Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư BVG (BVG)
Từ ngày 01 tháng 05 năm 2016 đến 31/08/2018
Tổng Giám đốc – Công ty cổ phần Sam Holdings (tên cũ: CTCP Cáp và Vật liệu Viễn thông SACOM).
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư BVG
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Tổng hợp I
Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, Phó chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam
Từ ngày 01 tháng 04 năm 2016 đến ngày 30 tháng 04 năm 2016:
Phó Tổng Giám đốc – Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển SACOM
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư BVG
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Tổng hợp I
Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội
Phó chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam
Từ tháng 11 năm 2015 đến tháng 04 năm 2016:
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư BVG
Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội
Từ tháng 07 năm 2008 đến tháng 10 năm 2015:
Chủ tịch HĐQT/Giám đốc – Công ty cổ phần Thép Bắc Việt.
Từ tháng 03 năm 2000 đến tháng 06 năm 2008:
Giám đốc Công ty TNHH Thép Bắc Việt
Từ tháng 11 năm 1999 đến tháng 01 năm 2000:
Phó Giám đốc Công ty TNHH Duy Phương
Từ năm 1998 đến tháng 10 năm 1999:
Nhân viên Kinh doanh – Xuất nhập khẩu Công ty Đầu tư Thương mại Dịch vụ Ngân hàng.
Từ năm 1995 đến năm 1997:
Nhân viên Kinh doanh – Xuất nhập khẩu Công ty TNTH Thái Bình.
Từ năm 1993 đến năm 1994:
Nhân viên Kinh doanh Công ty Giày may 32 – Bộ Quốc phòng.
Những câu nói hay của shark Vương
Muốn khởi nghiệp thành công thì chắc chắn là phải khởi nghiệp. Đơn giản có vậy thôi. Thất bại thì lại khởi nghiệp. Muốn khởi nghiệp thành công, điều duy nhất các bạn phải làm là khởi nghiệp.
Anh định giá được cả khát vọng!
Đây là một sản phẩm không khó bắt chước. Nếu như sản phẩm không thành công thì không ai để ý rồi. Nhưng một khi đã thành công thì có thể mình… mất trắng!
Khởi nghiệp mỗi người một thế mạnh, và khi các bạn khởi nghiệp thì thường phải có một đội, ít nhất là cũng phải hai người.
Người ta nói rồi, muốn đi xa thì phải đi cùng nhau. Tuy vậy, khi mà dắt tay nhau đi trong khởi nghiệp, kinh nghiệm để có thể đi được cùng nhau là ngay thuở sơ khai đầu tiên đã phải phân định rõ ai là cổ đông chính nắm quyền chi phối, ai sẽ là leader.
Nếu chúng ta dựa vào tình bạn đi với nhau trong khởi nghiệp thì rất khó có thể đi được đến đích. Hôm nay là tình bạn, ngày mai khi mà khởi nghiệp chúng ta phải rõ mỗi thứ. Ra ngoài đời là tình bạn còn trong công việc là phải có trên có dưới.
Khi các bạn đứng trình bày trước một nhà đầu tư hoặc một hội đồng đầu tư thì tất cả các thông tin các bạn đưa ra của quá khứ là phải là những thông tin trung thực nhất.