Tổng quan khu đất
- Đơn vị sở hữu: công ty Nhà nước Vinataba (Tổng công ty thuốc lá Việt Nam)
- Vị trí: 3 mặt tiền 152 Trần Phú, Phường 4, Quận 5 và Lê Hồng Phong, Trần Nhân Tôn
- Diện tích : 30.972 m2
- Mặt tiền đường Trần Phú 206m, mặt tiền Lê Hồng Phong 169.53m, mặt tiền đường Trần Nhân Tông 230m.
- Dự án: Tổ hợp Khách sạn – Nhà cao cấp – Văn phòng – Trung Tâm Thương Mại
Các giai đoạn chuyển đổi từ nhà nước đến tư nhân hóa
- Tháng 10/2008, công ty TNHH Vina Alliance được thành lập với vốn điều lệ 880 tỷ đồng nhằm thực hiện dự án Vina Square tại lô đất trên. Sau đó, 4 thành viên trong danh sách cổ đông của doanh nghiệp dự án Vina Square 152 Trần Phú gồm Pacific Alliance Land Limited – thuộc quỹ đầu tư Vina Capital (62%), Vinataba (20%), công ty TNHH Sơn Đông (10,5%) và công ty Thuốc lá Sài Gòn (7,5%).
- Theo quyết định số : 4089/QĐ-UBND ngày 25.09.2008; quyết định điều chỉnh số : 4985/QĐ-UBND ngày 18.11.2008 ; quyết định phê duyệt chi tiết 1/500 số : 2742/QĐ-UBND ngày 14.10.2010 ) của Ủy Ban Nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh
- Công ty TNHH Vina Alliance được UBND TP HCM cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 13/10/2008, với dự án xây dựng khu phức hợp VinaSquare tại khu đất vàng 152 Trần Phú, có 3 mặt tiền hướng ra đường Trần Phú, Lê Hồng Phong và Trần Nhân Tôn quận 5.
- Khu đất 152 Trần Phú – nơi định làm VinaSquare – vốn là đất của Vinataba. Chính xác hơn, đấy là nền đất của Nhà máy thuốc lá Sài Gòn (trước năm 1975 là Hãng thuốc là M.I.C). Nhà máy này thuộc Công ty TNHH MTV Thuốc lá Sài Gòn (Vinataba Sài Gòn), đơn vị thành viên do Vinataba sở hữu 100% vốn.
- 13/10/2008, Công ty TNHH Vina Alliance chính thức được thành lập. Cùng lúc này, UBND Tp. HCM cũng cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án xây dựng khu phức hợp tiêu chuẩn cao cấp bao gồm khu trung tâm thương mại-dịch vụ, khu cao ốc văn phòng và khu căn hộ cùng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hoàn chỉnh tại địa điểm 152 Trần Phú, Q.5, TP. HCM.
Theo đó, dự án có tổng vốn đầu tư là 3.360 tỷ đồng (tương đương 210 triệu USD), với thời gian hoạt động là 50 năm.
- Liên doanh 6 cái tên tham gia dự án cũng là 6 thành viên sáng lập của Vina Alliance, gồm 5 doanh nghiệp Việt Nam – là Vinataba, Vinataba Sài Gòn, CTCP Thương mại và Đầu tư Vi na ta ba, Công ty TNHH Đô Thành Việt, Công ty cổ phần xây dựng thương mại Căn nhà mơ ước (Dream House). Cái tên ngoại duy nhất là Công ty TNHH Pacific Alliance Land Limited (thuộc quỹ đầu tư Vinaland Ltd, thành viên của Vina Capital).
- Tuy nhiên, trong số này, “có vẻ” chỉ có Vinataba (kể cả Vinataba Sài Gòn) và Vinaland Ltd (thông qua Pacific Alliance Land) là có ý định làm VinaSquare một cách nghiêm túc.
- Trong khi, ba cái tên còn lại có lẽ chỉ thiên về “lướt”. Chẳng hạn như Dream House, họ đã chuyển nhượng toàn bộ vốn tại liên doanh Vina Alliance, chỉ sau một năm tham gia sáng lập, để nhận về khoản lãi chuyển nhượng hơn 8,3 tỷ đồng.
Không lạ khi cơ cấu góp vốn tại Vina Alliance đã sớm có những sự thay đổi.
- Tháng 10/2009, Vinaland Ltd đã gom thêm 7,2 triệu USD, tương đương với 13% vốn điều lệ, để nâng tỷ lệ sở hữu tại Vina Alliance từ 49% lên mức 62%. Với tỷ lệ áp đảo này, Vinaland Ltd đương nhiên là kẻ “cầm cơ” tại dự án VinaSquare.
- Không chỉ có sự xáo trộn sở hữu trong các thành viên sáng lập, cơ cấu sở hữu Vina Alliance cũng đón thêm thành viên mới.
- Thực hiện chủ trương di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị, năm 2012, nhà máy thuốc lá Sài Gòn đã hoàn thành công tác di dời về Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh.
Cũng trong năm 2012, Vinataba có văn bản xin ý kiến Chính phủ và các Bộ Công thương, Tài chính và Tài nguyên Môi trường xin góp vốn bằng một phần giá trị quyền sử dụng đất tại khu đất 152 Trần Phú để thực hiện dự án thương mại. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao Bộ Công Thương chủ trì họp với các cơ quan liên quan thống nhất phương án giải quyết đề nghị của Vinataba, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Nhưng không phải mãi đến lúc đó, nền đất của nhà máy thuốc lá Sài Gòn ở 152 Trần Phú mới được nhắm đến cho mục đích địa ốc. Từ cách đó nhiều năm, công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất.
Tuy không nằm ở trung tâm nhưng vị trí khu đất này cũng thuộc khu vực thương mại sầm uất bậc nhất của TP HCM, cách quận 1, 3 chỉ vài con phố và kế cận với chợ An Đông, Chợ Lớn...
Khu đất này trước đây là Nhà máy thuốc lá Sài Gòn (nay là Công ty TNHH Thuốc lá Sài Gòn) thuộc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba). Năm 2008, Nhà máy thực hiện di dời ra KCN Vĩnh Lộc (huyện Bình Chánh) và khu đất được góp vốn vào liên doanh để đầu tư khu phức hơp VinaSquare có tổng vốn tương đương 210 triệu USD với thời gian hoạt động là 50 năm.
Giữa năm 2016, trong số 880 tỷ đồng vốn điều lệ mà Vina Alliance đăng ký, có sự đóng góp bởi 4 thành viên: Công ty TNHH Sơn Đông (92,4 tỷ đồng, chiếm 10,5%); Công ty Pacific Alliance Limited (545,6 tỷ đồng, chiếm 62%); Vinataba (176 tỷ đồng, chiếm 20%); Vinataba Sài Gòn (66 tỷ đồng; chiếm 7,5%).
Trong số này, Công ty TNHH Sơn Đông là một cái tên mới. Nhưng chưa rõ, họ đã gom 10,5% vốn Vina Alliance từ đâu, khi nào và với mức giá nào.
Tháng 5 và tháng 6/2017, công ty Thuốc lá Sài Gòn và công ty mẹ Vinataba lần lượt ký các hợp đồng chuyển nhượng 7,5% và 20% vốn trong liên doanh Vina Alliance cho cổ đông hiện hữu là công ty TNHH Sơn Đông. Giá gốc của khoản đầu tư là 242 tỷ đồng, giá trị chuyển nhượng 371,5 tỷ đồng. Qua đó, Sơn Đông nâng tỷ lệ sở hữu tại Vina Alliance từ 10,5% lên 38% cổ phần, lúc này Công ty Trí Đức nắm giữ 62% cổ phần.
Theo thông tin chúng tôi được biết, đằng sau sự sở hữu này là công ty tập đoàn Nova (NovaLand).
- Trước ngày 4/1/2017, các cổ đông của Công ty TNHH Vina Alliance có vốn điều lệ 800 tỷ đồng bao gồm: Tổng công ty Thuốc lá Việt nam (Vinataba) giữ 20% cổ phần, Công ty TNHH MTV thuốc lá Sài Gòn nắm 7,5%; Công ty TNHH Sơn Đông nắm 10,5% và Công ty Pacific Alliance Land Limited thuộc quỹ đầu tư Vina Capital giữ 62% còn lại.
- Sau đó, xuất hiện nhà đầu tư mới là Công ty TNHH bất động sản Trí Đức mua lại 62% cổ phần của Công ty Pacific Alliance Land Limited.
- Công ty TNHH bất động sản Trí Đức có văn phòng ở số 36-38 Nguyễn Văn Trỗi phường 15 quận Phú Nhuận TP HCM với vốn điều lệ 600 tỷ đồng.
Ngày15, Tháng 08, 2018, khoảng một tuần trở lại đây, nhiều cần trục, máy móc bắt đầu được đưa vào công trường dự án 152 Trần Phú, Quận 5, TP.HCM.
Nằm bất động suốt gần một thập kỷ qua.
Về phần mình, Trí Đức có cơ cấu cổ đông khá phức tạp, doanh nghiệp này vào thời điểm 'thế chân' Vina Capital trong dự án 152 Trần Phú là của của nhóm nhà đầu tư liên quan đến một tập đoàn bất động sản lớn trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, tuy nhiên sau đó phần vốn chi phối đã thuộc về nhóm cổ đông có liên hệ với một tập đoàn đóng trụ sở trên đường Nguyễn Huệ.
Những chuyển động gần đây, đặc biệt là việc máy móc, công nhân rục rịch thi công dẫn tới kỳ vọng dự án sẽ nhanh chóng được triển khai, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như bộ mặt đô thị của Quận 5.
Tuy nhiên cũng có ý kiến hoài nghi liệu chủ đầu tư có quyết tâm hoàn thành dự án, hay thực hiện một số công đoạn đơn giản là nhắm đối phó với việc TP.HCM đang rà soát, thu hồi nhiều dự án chậm tiến độ, cũng như cuộc thanh tra tại Vinataba của Thanh tra Chính phủ sắp được tiến hành.
Công ty Vina Alliance, cụ thể là hai nhà đầu tư tư nhân là công ty bất động sản Trí Đức (62%) và công ty Sơn Đông (38%).
Các bên thành lập liên doanh Công ty TNHH Vina Alliance có vốn điều lệ 880 tỷ đồng (55 triệu USD). Cơ cấu cổ đông sau đó được ổn định là Pacific Alliance Land Limited thuộc VinaLand - quỹ đầu tư bất động sản của Vina Capital (62%), Vinataba (20%), Công ty Thuốc lá Sài Gòn (7,5%) và Công ty TNHH Sơn Đông (10,5%). Trong đó, Vinataba góp vốn bằng một phần giá trị quyền sử dụng đất.