Ông Hồ Hùng Anh – chủ tịch HĐQT ngân hàng Kỹ thương Việt Nam Techcombank là 1 trong 2 “tân binh” vừa được tạp chí Forbes vinh danh top tỷ phú đô la của Việt Nam năm 2019 với tổng giá trị tài sản ròng lên đến 1,7 tỷ USD.
Tóm tắt tiểu sử tỷ phú Hồ Hùng Anh
Tên thật Hồ Hùng Anh
Ngày sinh 08/06/1970
Nơi sinh Hà Nội, Việt Nam
Quê quán Thừa Thiên Huế
Dân tộc Kinh
Nơi cư trú Villa 22, số 10 Đặng Thai Mai, P.Quảng An, Q.Tây Hồ, Hà Nội
Nghề nghiệp Doanh nhân
Trình độ chuyên môn Kỹ sư điện
Chức vụ hiện tại Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) (TCB) từ tháng 5/2008;
Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Quản lý quỹ Kỹ Thương (TECHCAPITAL) tháng 7/2012;
Thành viên HĐTV Công ty TNHH Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) từ 15/10/2013;
Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Masan
Lĩnh vực Ngân hàng, chứng khoán, đầu tư
Cổ phiếu đang nắm giữ TCB (1,12%, trị giá 933.6 tỷ đồng)
MSN (giá trị 27,573.8 tỷ đồng)
VCG (~ 445 cổ phiếu, giá trị 12,1 tỷ đồng)
MSF (~106 cổ phiếu)
Giá trị tài sản hiện tại 1,7 tỷ USD, đứng ở vị trí thứ 1349
Gia đình Nguyễn Thị Thanh Tâm (Mẹ)
Hồ Ngọc Anh (Em trai)
Nguyễn Thị Thanh Thủy (vợ)
Hồ Anh Minh (con)
Hồ Minh Anh (con)
Hồ Thủy Anh (con)
Vài nét về ông Hồ Hùng Anh
Hồ Hùng Anh là ai?
Hồ Hùng Anh (sinh ngày 08/06/1970, 49 tuổi) được sinh ra tại Hà Nội, nguyên quán ở Thừa Thiên Huế, là doanh nhân, tỉ phú USD người Việt Nam. Ông Hùng Anh hiện đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) sau khi rút khỏi Massan tháng 4/2018. Ông là một trong những tỷ phú đô la giàu nhất giới ngân hàng Việt Nam với tốc độ tăng trưởng khối tài sản một cách nhanh chóng.
Ông tốt nghiệp kỹ sư điện tại đại học Bách khoa Kiev (Ukraine), từng là cộng sự thân thiết với ông Nguyễn Đăng Quang – chủ tịch công ty Massan. Ngày 5/3/2019, Hồ Hùng Anh chính thức được Forbes xếp hạng trong danh sách 5 tỉ phú USD người Việt Nam năm 2019 với tổng giá trị tài sản đến thời điểm hiện tại là 1,7 tỷ USD. Ông cũng là tỷ phú USD đầu tiên trong ngành ngân hàng Việt.
Ngoài ra, ông Hồ Hùng Anh cũng là người giàu thứ 3 trên sàn chứng khoán Việt sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng và chủ tịch VietJet Air – Nguyễn Thị Phương Thảo
Xuất thân và học vấn
Năm 1987, Hồ Hùng Anh thi đỗ vào khóa 22 đào tạo Kỹ sư tại Học viện Kỹ thuật Quân sự. Sau một năm học tập tại Học viện KTQS, ông đạt kết quả xuất sắc và được Bộ Quốc phòng tuyển chọn đi du học ngành kỹ thuật quân sự tại Liên Xô.
Hồ Hùng Anh tốt nghiệp ngành kĩ sư điện tử trường Đại học Bách khoa Kiev, Ukraina.
Sự nghiệp và quá trình kinh doanh của tỷ phú Hồ Hùng Anh
Hồ Hùng Anh khởi nghiệp ở Liên bang Nga
Từ tháng 6 năm 1994 đến tháng 3 năm 1997, Hồ Hùng Anh là Giám đốc Công ty SANMEX Cộng hòa liên bang Nga.
Theo ghi nhận của Forbes, trong thời gian ở Đông Âu, ông Hùng Anh có mối quan hệ thân thiết với chủ tịch Massan Nguyễn Đăng Quang, và là “hai đối tác kinh doanh thân thiết, có môi quan hệ đan xen”.
Từ tháng 3 năm 1997 đến tháng 6 năm 2004, Hồ Hùng Anh giữ chức Tổng giám đốc Công ty Masan Rus Trading tại Cộng hòa liên bang Nga. Trong thời gian đó, ông Hùng Anh cũng buôn bán hàng hóa giữa Việt Nam và Đông Âu.
‘Bộ đôi’ tỷ phú Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang được biết đến là một trong những gương mặt thành công nhất của nhóm doanh nhân khởi nghiệp tại Đông Âu. Họ là những người từng thành công với lĩnh vực mì gói, tương ớt tại thị trường Nga.
Hồ Hùng Anh rút khỏi Massan, chọn chiếc ghế chủ tịch Techcombank
Sau khi trở về Việt Nam, ông Hồ Hùng Anh vẫn tiếp tục hỗ trợ ông Quang để xây dựng Massan. Ông liên tục giữ các chức vụ quan trọng trong tổ chức này như: phó chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan và Công ty Cổ phần Masan (tên cũ là Công ty Cổ phần Đầu tư Masan).
Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Massan là công ty chiếm vị trí thứ 7 trong danh sách top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016, và đứng thứ 2 trong ngành tiêu dùng.
Năm 2005, ông Hồ Hùng Anh tham gia vào hội đồng quản trị ngân hàng Techcombank sau khi 2 chủ tịch HĐQT là ông Lê Kiến Thành và bà Nguyễn Thị Nga. Đến tháng 5 năm 2008, Hồ Hùng Anh được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).
Techcombank tăng trường thần tốc dưới bàn tay “thuyền trưởng” Hồ Hùng Anh
Tuy nhiên, đến tháng 4/2018 thì ông Hùng Anh từ bỏ mọi chức vụ tại Masan sau 10 năm gắn bó để tập trung cho Techcombank. Tuy nhiên, đây là quyết định nhằm đảm bảo việc thực thi quy định của luật các tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực từ tháng 1/2018, rằng một cá nhân không được kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo ngân hàng và doanh nghiệp.
Sau khi rời Massan, ông Hùng Anh cùng gia đình đã tạo nên một loạt thương vụ mua bán cổ phần Techcombank.
Techcombank trở thành ngân hàng tư nhân đầu tiên của Việt Nam đạt mức lợi nhuận sau thuế đến 10.000 tỷ đồng sau hơn 10 năm dưới sự lãnh đạo của ông Hùng Anh. Năm 2018, lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 10.661 tỷ đồng, tăng 86% so với năm 2013 và chỉ kém duy nhất Vietcombank trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Không những vậy, 2018 còn là thời điểm đánh dấu mốc quan trọng của Techcombank khi ngân hàng này chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán. Quá trình IPO này đã huy động được 923 triệu USD về Techcombank, cao thứ hai trong năm chỉ sau sự kiện IPO của Vinhomes với 1,34 tỷ USD thu về.
Tài sản của tỷ phú đô la Hồ Hùng Anh đến từ đâu?
Có thể thấy mặc dù đang nắm giữ chức chủ tịch của Techcombank nhưng cổ phần của ông Hùng chỉ ở mức 1,12% với hơn 39,3 triệu cổ phiếu tại ngân hàng này. Song, những thành viên trong gia đình ông Hồ Hùng Anh đang nắm giữ khoảng 600 triệu cổ phiếu TCB, trên tổng cộng khoảng 3,5 tỷ cổ phiếu TCB đang lưu hành, tương đương 17% vốn điều lệ của ngân hàng Techcombank, lớn hơn cả cổ đông lớn nhất là Massan.
Mặt khác, nguồn tài sản ông Hùng Anh có được lại đến từ công ty cổ phần Tập đoàn Massan. Cụ thể, một nguồn tin cho biết ông Hồ Hùng Anh và ông Nguyễn Đăng Quang chính là 2 cổ đông lớn nhất của Massan đến thời điểm hiện tại với tỷ lệ sở hữu mỗi người khoảng 48%. Nếu tính tỷ lệ sở hữu chéo, ông Hùng Anh có thể liên quan khoảng 21,5% vốn tại Tập đoàn Masan, tương đương hơn 22.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Massan lại là cổ đông lớn nhất của Techcombank với 15% vốn. Như vậy, ông Hùng Anh có thêm 3,2% trong cổ phần tại Techcombank, tương đương với 3,000 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy vợ Hồ Hùng Anh là ai?
Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy là vợ của tỷ phú Hồ Hùng Anh, hiện đang nắm giữ 10% cổ phần tại Massan Corp, 2,3% cổ phần Massan Group và 5,53% cổ phần tại Techcombank, tổng giá trị tài sản hiện tại là 428 tỷ đồng. Bà là người giàu thứ 110 trong sàn chứng khoán Việt Nam.
Mối lương duyên của ông Hồ Hùng Anh và thị trường bất động sản Việt Nam?
Chặng đường phát triển của tập đoàn 13 năm tuổi Thảo Điền Investment và nay là Masterise Group gắn liền với dòng tín dụng từ Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank – HOSE: TCB).
Mối quan hệ khăng khít đến mức không ít đồn đoán Masterise Group là “sân sau” của ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch HĐQT Techcombank. Dù chưa chính thức lên tiếng khẳng đinh, nhưng những thân tín của ông Hùng Anh đều là những nhân sự quan trọng tại Masterise Group.
Đơn cử, bà Đỗ Tú Anh (sinh năm 1974) – người cập nhật đến tháng 2/2020 vẫn là Chủ tịch HĐQT Masterise Group, là nhân sự cấp cao liên quan tới Techcombank. Được biết, bà hiện là Giám đốc chi nhánh miền Nam, Công ty TNHH Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS), Thành viên Ban đại diện Quỹ Đầu tư bất động sản Techcom Việt Nam (FUCVREIT).
Ngoài bà Tú Anh, không thể không kể đến vợ chồng ông Hồ Anh Ngọc, bà Nguyễn Hương Liên (ông Hồ Anh Ngọc là em trai ông Hồ Hùng Anh).
Ông Hồ Anh Ngọc (sinh năm 1982) từng giữ chức Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Masteries Group trong giai đoạn 2011 – tháng 7/2012. Hiện tại, ông đang là Chủ tịch HĐQT CTCP One Mount Group.
Trong khi đó, bà Nguyễn Hương Liên (sinh năm 1985) từng giữ vị trí Người đại diện theo pháp luật Công ty TNHH Quyền Tinh. Đặc biệt, em dâu ông Hồ Hùng Anh cũng từng làm đại diện phần vốn góp tại 6 công ty con của Masterise Group, là: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Masterise Center, Công ty TNHH Dịch vụ Khách sạn Masterise Hotels, Công ty TNHH Dịch vụ nghỉ dưỡng Masterise World, Công ty TNHH Môi giới Masterise, Công ty TNHH Dịch vụ và Quản lý Bất động sản Masterise Services, Công ty TNHH Môi giới Masterise Agents.
Sau đó, trong khoảng thời gian từ tháng 4/2020 – 5/2020, vị trí này đã được bà chuyển sang ông Trần Quốc Hoài.
Việc các nhóm chủ nhà băng Việt Nam đầu tư bất động sản là chuyện rất… bình thường, song khác với những Hoa Lâm (VietBank), Him Lam (Lienvietpostbank), Việt Phương (VietABank), Sovico (HDBank), Hoàn Cầu (Nam A Bank), Gami (NCB), BRG (SeaBank), Geleximco (ABBank), T&T (SHB)…vốn đầu tư vào ngân hàng sau khi đã có cơ ngơi bất động sản đồ sộ, thì một số ông chủ nhà băng lại quay ra làm địa ốc sau khi đã có chỗ đứng trong giới buôn tiền, chẳng hạn trường hợp nhóm chủ VPBank, OCB, hay sẽ không bất ngờ nếu là cặp đôi Techcombank – Masterise Group.
Phải khẳng định rằng việc các đại gia ngân hàng đầu tư địa ốc cũng là rất bình thường, miễn là họ tuân thủ các quy định về an toàn tín dụng. Vấn đề cần đặt ra với bộ đôi Masterise Group – Techcombank, bởi vậy, có lẽ không phải là “sân trước, sân sau”, mà là sự thượng tôn pháp luật, tuân thủ các quy định về giới hạn cấp tín dụng, với mục đích phát triển lành mạnh cả thị trường địa ốc lẫn ngân hàng.
Masterise thâu tóm loạt quỹ đất vàng tại Ba Son
Theo thông tin thì Techcombank đã sắp xếp cho Masterise Group thâu tóm các lô đất còn lại tại khu phức hợp Sài Gòn – Ba Son số 2 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP.HCM.
Các dự kiện chuyển nhượng tại Ba Son cho thấy, Công ty TNHH Đầu tư Minh Huy Land nhận chuyển nhượng từ Alpha King lô HH5-1; lô HH1, HH2 và HH3 do CTCP Đầu tư bất động sản Supreme quản lý, ba lô HH4-1, HH4-2, HH4-3 có chủ mới là CTCP Đầu tư BĐS Elegance.
Cả 3 pháp nhân này có mối quan hệ tín dụng mật thiết với Techcombank. Trong đó, đặc biệt Minh Huy Land từng hợp tác đầu tư dự án Thảo Điền Masteri với Masterise Group. Ngày 16/10/2019, Minh Huy Land cũng đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư với BĐS Supreme.
Bà Nguyễn Thị Minh Thư – Người đại diện pháp luật và là cổ đông nắm 25% cổ phần Minh Huy Land từng đứng tên nhiều thành viên khác trong hệ sinh thái Masterise Group như Công ty TNHH Quyền Tinh, Công ty TNHH Đầu tư Tường Việt hay CTCP Đầu tư Phát triển Vĩnh Hội.
Hay chi tiết nữ doanh nhân sinh năm 1973 từng là cổ đông của CTCP Tiếp Vận Và Bất Động Sản Tân Liên Phát Tân Cảng – pháp nhân được sáng lập bởi ông Hồ Hùng Anh và ông Nguyễn Đăng Quang, bộ đôi tỷ phú của Techcombank.
Ngoài ra, vừa qua Masterise Group cũng vừa nhận chuyển nhượng khu đất 6ha với 10 block căn hộ tại dự án Vinhomes Grand Park Quận 9 của Vingroup.
Được biết, sắp tới Masterse Homes (Masterise Group) sẽ triển khai các dự án trên các lô đất tại khu phức hợp Sài Gòn – Ba Son và dự án tại quận 2, dự án Masteri Centre Point – Vinhomes Grand Park tại quận 9 từ khu đất do Vingroup chuyển nhượng lại, cũng như dự án tại Vinhomes Ocean Park Gia Lâm, Hà Nội (cũng nhận chuyển nhượng lại từ Vingroup) và nhiều dự án khác
Tạm kết:
Ông Hồ Hùng Anh xuất thân từ con đường binh nghiệp, song trong quá trình du học ông đã rất nhạy bén và cùng với người bạn thân Nguyễn Đăng Quang đã tạo nên một bộ đôi tỉ phú đô la của Việt Nam trong giới tiêu dùng nhanh và tài chính ngân hàng. Với sự tài tình ông đã cùng chèo chống con thuyền Masan và gần đây là đội ngũ Techcombank phát triển một cách thần tốc và vượt trội. Trong thị trường bất động sản Việt Nam đặc biệt với thời gian gần đây cũng nổi lên với tập đoàn Masterese với nhiều “siêu” dự án khủng tại các vị trí cực đắc địa cũng cho thấy bóng dáng của ông Hồ Hùng Anh.
(Tư liệu tham khảo)