Bạn quan tâm Quỹ đất đầu tư dự án, Hãy đồng hành cùng 2dhReal
Tại sao Bạn chọn 2dhReal, chúng tôi chuyên Tư vấn Đầu tư & Mua Bán | Cảng biển | Bán Khách sạn | Bán Resort | Bán Cao ốc văn phòng| Bán Biệt thự | Bán bệnh viện | Bán trường học | Bán Khu chung cư | Bán nhà mặt tiền tại Việt Nam
VỐN VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CẢNG BIỂN VIỆT NAM
1. Quy mô vốn đầu tư phát triển cảngbiển
Đầu tư phát triển hệ thống cảng biển nói riêng và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải nói chung trong những năm qua không ngừng được nhà nước quan tâm, chú trọng đầu tư. Điều này được thể hiện thông qua bảng 2.1 dưới đây:
Vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011 (giá hiện hành)
TT
|
Năm
Chỉ tiêu
|
Đơn vị
|
2005
|
2006
|
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
2011
|
1
|
Vốn ĐTPT cảng biển
|
Nghìn tỷ đồng
|
4
|
4,3
|
4,646
|
5,018
|
8,481
|
7,35
|
5,3
|
2
|
Tốc độ tăng định gốc
|
%
|
|
7,5
|
16,15
|
25,45
|
112
|
83,75
|
32,5
|
3
|
Tốc độ tăng liên hoàn
|
%
|
|
7,5
|
7,8
|
8
|
69
|
-13,3
|
-27,9
|
4
|
Tỷ trọng vốn ĐTPT cảng biển so với vốn ĐTPT kết cấu hạ tầng giao thông vận tải*
|
%
|
14,6
|
13,75
|
11,74
|
10,37
|
15,6
|
14,5
|
13,25
|
* Tác giả tổng hợp theo số liệu của Tổng cục Thống kê
Nguồn: Vụ Kết cấu Hạ tầng và Đô thị - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nhìn chung, vốn ĐTPT cảng biển có xu hướng tăng qua các năm trong giai đoạn 2005 - 2009, tuy nhiên tốc độ tăng không đều. Nếu các năm 2006, 2007, 2008, 2009 tốc độ tăng đều đặn khoảng 7 - 8%/năm thì năm 2009, là năm tàn dư của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, nhưng vốn đầu tư phát triển cảng biển không giảm mà lại tăng mạnh mẽ, tăng thêm 69% so với năm trước. Bởi năm 2009 là năm bắt đầu khởi công xây dựng một loạt các cảng biển quan trọng như cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Lạch Huyện) và cảng Cái Mép - Thị Vải. Năm 2010 vốn ĐTPT cảng biển giảm xuống do quy hoạch hệ thống cảng biển có sự sửa đổi, bổ sung nên hoạt động đầu tư cảng biển tạm thời trầm lắng. Năm 2011 là năm thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát nên nguồn vốn huy động cho đầu tư cảng biển gặp nhiều khó khăn, tổng số vốn đầu tư chỉ là 5,3 nghìn tỷ đồng, giảm 27,9% so với năm 2010. Sự sụt giảm vốn này một phần rất lớn là do sự sụt giảm của vốn ODA cho cảng biển.
Nếu so vốn ĐTPT cảng biển với vốn ĐTPT kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, tỷ trọng này luôn dao động ở mức từ 10% - 15% bởi phần lớn vốn ĐTPT KCHT giao thông là dành cho phát triển đường bộ
2. Nguồn vốn đầu tư phát triển cảng biển ViệtNam
Nguồn vốn cho đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam chủ yếu từ các nguồn: ngân sách nhà nước, quỹ hỗ trợ phát triển (ODA), vốn doanh nghiệp cảng, vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức liên doanh và một số nguồn vốn khác. Số lượng và tỷ trọng từng nguồn được thấy rõ ở bảng 2.2 dưới đây:
Nguồn vốn đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam giai đoạn 2001 - 2011 (giá hiện hành)
Đơn vị: Tỷ đồng
Số TT
|
Chỉ tiêu
|
Tổng số vốn 01-05
|
2005
|
2006
|
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
2011
|
|
Tổng số
|
13.898,99
|
4.009,77
|
4.310,50
|
4.646,72
|
5.018,46
|
8.481,20
|
7.350,80
|
5.300
|
1
|
Vốn NSNN
|
2.970,76
|
981,95
|
1.021,59
|
1.087,33
|
1.249,60
|
1.628,39
|
1.271,69
|
750
|
2
|
Vốn ODA
|
5.737,28
|
1.566,94
|
1.819,89
|
1.857,76
|
2.554,40
|
4.249,08
|
2.264,05
|
900
|
3
|
Vốn FDI
|
601,68
|
178,70
|
209,49
|
200,27
|
187,69
|
322,29
|
499,85
|
1.100
|
4
|
Vốn doanh nghiệp cảng
|
2.223,88
|
388,48
|
793,13
|
701,66
|
823,03
|
1.195,85
|
1.889,16
|
1.350
|
5
|
Các nguồn vốn khác
|
2.365,39
|
893,70
|
466,40
|
799,70
|
203,75
|
1.085,59
|
1.426,06
|
1.20
|
Tỷ trọng các nguồn
Đơn vị: %
Số TT
|
Chỉ tiêu
|
Giai đoạn 2001-2005
|
2005
|
2006
|
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
2011
|
1
|
Vốn NSNN
|
21,37
|
24,49
|
23,70
|
23,40
|
24,90
|
19,20
|
17,3
|
14,1
|
2
|
Vốn ODA
|
41,28
|
39,57
|
42,22
|
39,98
|
50,90
|
50,10
|
30,8
|
17
|
3
|
Vốn FDI
|
4,32
|
4,51
|
4,89
|
4,31
|
3,74
|
3,80
|
6,8
|
20,8
|
4
|
Vốn doanh nghiệp cảng
|
16
|
9,69
|
18,40
|
15,10
|
16,40
|
14,10
|
25,7
|
25,5
|
5
|
Các nguồn vốn khác
|
17,02
|
22,57
|
10,82
|
17,21
|
4,06
|
12,80
|
19,40
|
22,6
|
|
Tổng
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
Nguồn: Vụ Kết cấu Hạ tầng và Đô thị - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bảng 2.2 cho thấy đầu tư phát triển cảng biển đang được cả nhà nước, tư nhân và các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đầu tư, thể hiện qua lượng vốn đầu tư từ tất cả các nguồn ngày càng tăng qua các năm. Về cơ cấu đầu tư có sự thay đổi nhưng không đồng đều giữa các nguồn. Tỷ trọng vốn ngân sách nhà nước trong tổng vốn đầu tư có xu hướng giảm, vốn ODA luôn giữ ở mức 40 - 50% (trừ năm 2011), vốn doanh nghiệp cảng, vốn FDI và các nguồn vốn khác có xu hướng tăng dần. Nguyên nhân là do xu hướng đa dạng hóa hình thức sở hữu dần dần được chú trọng, các doanh nghiệp khai thác và kinh doanh cảng tạo nguồn vốn tự có bằng cách cổ phần hóa... để có thể tự đứng ra đầu tư xây dựng và khai thác, bớt phụ thuộc vào nguồn vốn nhà nước. Để hiểu rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, cần xem xét từng nguồn vốn đầu tư trong cơ cấu đầu tư này
3. Vốn ngân sách nhà nước
Trong công cuộc đầu tư phát triển hệ thống cảng biển, nguồn ngân sách nhà nước luôn đóng vai trò chủ đạo. Vốn ngân sách được tập trung đầu tư cho các công trình cảng biển trọng điểm, cho các hạng mục kết cấu hạ tầng công cộng kết nối với cảng biển như đê chắn cát, luồng hàng hải, các loại báo hiệu hàng hải, trục giao thông nối mạng quốc gia... Với kết cấu hạ tầng bến cảng như cầu tàu, kho bãi, đường giao thông nội bộ cảng ... một phần cũng được đầu tư bằng vốn ngân sách. Ngoài ra, vốn ngân sách còn đóng vai trò là nguồn đối ứng để thực hiện các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng quốc tế như vay ODA, vay từ Ngân hàng thế giới...
Vốn ngân sách nhà nước cho cảng biển thường được giao cho các đơn vị: Cục Hàng hải Việt Nam, Tổng Công ty Hàng hải và các Bộ, ngành địa phương khác quản lý sử dụng. Giai đoạn 2005 - 2011, Cục Hàng hải Việt Nam được giao quản lý khoảng 52% tổng vốn ĐTPT cảng biển từ NSNN, tương ứng Tổng công ty Hàng hải Việt Nam quản lý 21% và các Bộ, ngành, địa phương quản lý27%.
Trong giai đoạn 2005 - 2011 , vốn ngân sách nhà nước có tăng qua các năm với tốc độ tăng liên hoàn năm 2006, 2007, 2008, 2009 tương ứng là 4%, 6%, 15%, 30%. Đến năm 2010 giảm 22% và năm 2011 giảm 41% do Chính phủ Việt Nam cắt giảm đầu tư công để kiềm chế lạm phát. Về tỷ trọng thì nguồn vốn ngân sách luôn giữ ở mức trên dưới 20% và có giảm trong 3 năm gần đây, năm 2011 chỉ chiếm 14,1% trong tổng vốn đầu tư cho cảng biển từ tất cả các nguồn. Nếu tính riêng Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam thì năm 2011, vốn ngân sách chỉ còn chiếm 973 tỷ đồng trong tổng số 38.171 tỷ đồng vốn đầu tư toàn Tổng công ty cho 20 dự án, chiếm 2,5%
4. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA
Thực tế, nguồn vốn đầu tư cảng biển nói riêng và cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam chủ yếu là từ ngân sách nhà nước và ODA. Vốn ODA là nguồn vốn lớn nhất đầu tư vào cảng biển Việt Nam, thường chiếm từ 40 - 50% trong tổng vốn ĐTPT cảng biển.
Các dự án phát triển cảng biển và vận tải biển được WB, ADB, JBIC và các nguồn ODA của Pháp và Bỉ, Nhật... cấp vốn để thực hiện. WB cấp vốn cho phát triển đường thuỷ nội địa và các cảng thuộc đồng bằng sông Cửu Long, còn ADB hỗ trợ vốn cho Sài Gòn và đồng bằng sông Hồng, JBIC hiện đang hỗ trợ cho việc phát triển các cảng ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam, JICA hiện đang hỗ trợ cụm cảng Hải Phòng, Cái Lân.
Nhìn chung các dự án tập trung vào việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cảng lớn có vị trí quan trọng và then chốt với số vốn ODA đầu tư cho mỗi dự án rất lớn, xấp xỉ 100 triệu USD và hầu hết là các dự án sử dụng vốn vay dài hạn. Đây là nguồn vốn lớn tham gia hầu hết các dự án nhóm A (đặc biệt là các cảng tổng hợp, cảng nước sâu, cảng container...) và các dự án CSHT công cộng cảng biển như dự án luồng vào cảng, dự án nâng cấp hệ thống đèn biển, dự án phát triển hệ thống thông tin duyên hải. Tuy nhiên, nguồn vốn này không thể tiếp tục tăng mãi do các nhà tài trợ đã thay đổi tính ưu tiên và Việt Nam cũng đến thời kỳ trả nợ vốn vay sau một thời gian khá dài sử dụng vốn vay ưu đãi.
Giai đoạn 2005 - 2009, vốn ODA tăng qua các năm với tốc độ tăng liên hoàn năm 2006, 2007, 2008, 2009 tương ứng là 16%, 2%, 37% và 66%. Năm 2009, vốn ODA có sự tăng đột biến lên đến 66% là do Chính phủ triển khai xây dựng cụm cảng quốc tế lớn nhất Việt Nam Cái Mép - Thị Vải với tổng mức đầu tư giai đoạn đầu lên tới 4.700 tỷ đồng, trong đó 85% là tiền vay ưu đãi Chính phủ Nhật Bản. Năm 2010 lượng vốn ODA giảm nhưng vẫn ở mức cao là trên 2.000 tỷ đồng cho ĐTPT cảng biển. Năm 2011, lượng vốn ODA giảm sút mạnh, chỉ còn tương đương 900 tỷ đồng bởi vốn ODA chủ yếu dành cho dự án cảng Cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng (Lạch Huyện). Nhưng năm 2011 dự án này đang trong quá trình hoàn chỉnh thủ tục để triển khai dự án nên số vốn giải ngân chưa nhiều.
Cũng như vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA cho ĐTPT cảng biển nhà nước giao cho Cục Hàng hải Việt Nam, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam và các địa phương quản lý sử dụng.
5. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Do đặc điểm của đầu tư cảng biển là cần khối lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài, và mức độ rủi ro nên đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực này không nhiều. Bảng 2.2 cho thấy trong nhiều năm tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khá nhỏ, chỉ chiếm xấp xỉ 4% tổng vốn ĐTPT cảng biển. Riêng năm 2011, tỷ trọng này tăng nhanh, đạt 23,9% do Chính phủ ban hành "Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) " đã bước đầu hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
- Về quy mô đầu tư: Nếu như trước đây các cảng sử dụng nguồn vốn liên doanh chủ yếu là các cảng chuyên dụng hoặc cảng tổng hợp nhằm phục vụ cho chính việc sản xuất kinh doanh của liên doanh đó như cảng Việt Xô petrol phục vụ dầu khí, cảng liên doanh Caltex Việt Nam... thì hiện nay cảng liên doanh chủ yếu lại là cảng tổng hợp container quy mô lớn như cảng VICT, cảng Quốc tế SG - SSA... Tính đến cuối năm 2011, vốn của các nhà đầu tư nước ngoài chiếm 45% tổng vốn đầu tư vào cảng container ViệtNam.
- Về địa phương đầu tư: Đa số các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào cảng biển Việt Nam đã chọn khu vực cảng thành phố Hồ Chí Minh - Bà Rịa - Vũng Tàu - Đồng Nai (nhóm cảng biển số 5) để đầu tư, vì khu vực này có tiềm năng rất lớn về vận tải biển trong nước và quốc tế. Ở miền Bắc, số dự án cảng biển theo hình thức FDI không nhiều và tiêu biểu có dự án cảng Lạch Huyện (Hải Phòng) ứng dụng thí điểm hình thức hợp tác công tư PPP, là liên doanh giữa Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinaline) với 3 đối tác tư nhân Nhật Bản.
- Về đối tác đầu tư: Những năm gần đây các tập đoàn khai thác cảng biển, vận tải biển hàng đầu thế giới như PSA (Singapore), Maersk A/S (Đan Mạch)... đã bắt đầu đầu tư vào Việt Nam, với những dự án có mức vốn đầu tư cao, khoảng 250 - 300 triệu USD cho một cảng và thiết kế cho bến có khả năng cập tàu 120.000DWT - 200.000 DWT góp phần tạo nên bước đột phá cho cảng biển Việt Nam.
Tuy nhiên, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam còn có những điểm yếu. Do chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực cảng biển của Việt Nam còn chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ đã tạo khe hở cho các nhà đầu tư nước ngoài lách luật. Một thực tế xảy ra là tại một số cảng liên doanh với nước ngoài, phía nước ngoài nâng giá các tài sản đưa vào liên doanh làm cho các công ty liên doanh có giá trị tài sản lớn, hầu như kinh doanh lỗ giả đẩy phía đối tác Việt Nam vào thế thua lỗ kéo dài và khó có thể đứng vững trong liên doanh, cuối cùng có thể phải bán lại cổ phần cho bên nước ngoài. Đa số các bên liên doanh nước ngoài là các tập đoàn có các đội tàu biển, do đó xuất hiện việc ép buộc khách hàng của các cảng khác về cảng liên doanh nên đã tạo sự bất ổn trong cạnh tranh giữa các cảng. Ngoài ra, dựa vào tiềm lực vốn của các công ty nước ngoài (thường là những tập đoàn kinh tế), các cảng này luôn chấp nhận lỗ giả để giảm giá cước (vì thực chất chính các hãng tàu của tập đoàn phía nước ngoài hưởng phần lợi này), gây thiệt hại cho nhà nước Việt Nam và các bên Việt Nam trong liên doanh. Vì vậy cần phải có chính sách lựa chọn nhà đầu tư. Mọi lựa chọn nhầm nhà đầu tư sẽ để lại nhiều hậu quả khôn lường.
6. Vốn của doanh nghiệp cảng
Đây là nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp cảng dành cho đầu tư phát triển. Bảng 2.2 cho thấy, vốn đầu tư của các doanh nghiệp cảng tăng lên nhanh chóng. Năm 2005 mới là 388 tỷ đồng thì đến năm 2010 đã là 1.889 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần trong 6 năm và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn ĐTPT cảng biển. Tuy nhiên do ĐTPT cần một khối lượng vốn rất lớn, đặc biệt là các cảng nước sâu (là cảng Việt Nam đang thiếu) đòi hỏi số vốn lên tới hàng nghìn tỷ đồng nên rất khó cho các doanh nghiệp cảng có thể tích luỹ hàng nghìn tỷ đồng và dành hết cho ĐTPT. Vì thế đa số các doanh nghiệp cảng hiện nay chỉ đủ sức cải tạo, nâng cấp cảng biển hoặc hiện đại hoá cảng thông qua mua sắm thiết bị bốc xếp... chứ không có đủ vốn để đầu tư vào những cảng lớn. Đối với các doanh nghiệp cảng đầu tư vào những cảng lớn, để giảm căng thẳng về vốn đầu tư, họ thường phải chia nhỏ quy mô, đầu tư giai đoạn. Các doanh nghiệp cảng đầu tư lớn và thành công phải kể đến Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP), Công ty Gemadept...
Trong số liệu về "vốn của doanh nghiệp cảng" tại bảng 2.2 cũng bao gồm cả vốn của các nhà đầu tư tư nhân trong nước đầu tư vào cảng biển. Các nhà đầu tư tư nhân khi đầu tư đều có mục đích phục vụ cho kinh doanh sinh lời của mình một cách nhanh nhất mà dự án cảng biển vốn lớn, không thể một sớm một chiều thu hồi vốn và có lãi nay. Hơn nữa dự án cảng biển cần vốn lớn mà các nhà đầu tư tư nhân Việt Nam tiềm lực tài chính không mạnh, khả năng huy động vốn bên ngoài hạn chế, chính vì thế họ vẫn e ngai và dè dặt đầu tư vào lĩnh vực cảng biển. Nếu có đầu tư, họ chỉ tập trung vào hạ tầng bến cảng, nơi đã có hạ tầng công cộng cảng biển như luồng vào cảng, đê chắn sóng đã được nhà nước đầu tư trước đó. Thời gian qua số dự án cảng tư nhân không nhiều, và chủ yếu là cảng quy mô trung bình và nhỏ, như cảng Nam Ninh, cảng nước sâu Cửa Lò, cảng Điền Lộc Đồng Lâm... Tuy nhiên, gần đây các nhà đầu tư tư nhân cũng bắt đầu đầu tư vào các cảng lớn. Ví dụ như Cảng biển Quốc tế Long An được xây dựng với diện tích 1.900ha dọc bờ sông Soài Rạp, tại địa phận huyện Cần Giuộc - tỉnh Long An. Cảng có số vốn đầu tư 1 tỷ USD do 2 đơn vị góp vốn là Công ty Cổ phần Tập đoàn Đồng Tâm (Đồng Tâm Group) và Tập đoànVinaCapital.
7. Các nguồn vốn khác
Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp cảng có vai trò rất quan trọng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn đầu tư. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động ĐTPT, các doanh nghiệp cảng phải tăng cường huy động các nguồn vốn khác dưới hình thức vay nợ, liên doanh liên kết, phát hành trái phiếu và các hình thức khác. Bảng 2.2 cho thấy các nguồn vốn khác cho ĐTPT cảng biển luôn chiếm tỷ trọng xấp xỉ 20% và ngày càng trở nên quan trọng trong những năm gần đây. Ví dụ như dự án đầu tư xây dựng cảng Cái Cui - giai đoạn II (năm 2007) do Tổng công ty Hàng hải làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 543 tỷ đồng, trong đó vốn tự có của Tổng công ty là 15%, vốn vay thương mại từ ngân hàng Viettin Bank là 85% tổng mức đầu tư.
Dự án đầu tư xây dựng bến số 2, 3, 4 cảng Cái Lân do Công ty cổ phần cảng Cái Lân liên doanh với tập đoàn SSA Hoa Kỳ làm chủ đầu tư. Công ty cổ phần cảng Cái Lân được thành lập bởi các cổ đông là Công ty TNHH MTV cảng Quảng Ninh (chiếm15%), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (chiếm51%), công ty xuất nhập khẩu Hà Nội (chiếm 6%), còn lại là các cổ đông khác. Tổng mức đầu tư của dự án này là 155 triệu USD, trong đó vốn tự có của liên doanh là 54 triệu USD (Công ty cổphần cảng Cái Lân chiếm 51% vốn, tập đoàn SSA Hoa Kỳ chiếm 49%), còn lại 101 triệu USD là vay thương mại của các ngân hàng nước ngoài: IFC, ICF, FMO và Proparco.
Để phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, cần có khối lượng vốn cực lớn. Nhưng vấn đề khó khăn nhất không phải là vốn mà phải có các dự án tốt và đội ngũ con người có năng lực. Việc cho vay hay đầu tư mà có hiệu quả thì không ai, tổ chức tín dụng nào lại khôngmuốn.
Hiện Bạn dành bao nhiêu Tiền để đầu tư cho “mỗi” Bất Động Sản, hãy chia sẽ cùng 2dhReal vơi số tiền đó
· Bạn muốn đầu tư loại Bất Động Sản nào, 2dhReal sẽ cho bạn biết bạn nên mua ở đâu
· Bạn muốn đầu tư Bất Động Sản ở đâu, 2dhReal sẽ cho bạn biết bạn nên mua loại Bất Động Động Sản nào
Để có thông tin chi tiết về Pháp lý & Quy hoạch vui lòng liên hệ
Mr Dũng 0913 113 341
Bạn quan tâm Quỹ đất đầu tư dự án, Hãy đồng hành cùng 2dhReal
Tại sao Bạn chọn 2dhReal, chúng tôi chuyên Tư vấn Đầu tư & Mua Bán | Cảng biển | Bán Khách sạn | Bán Resort | Bán Cao ốc văn phòng| Bán Biệt thự | Bán bệnh viện | Bán trường học | Bán Khu chung cư | Bán nhà mặt tiền tại Việt Nam
Rất đơn giản 2dhReal là những người có đam mê về bất động sản, đó là nền tảng cho tư duy sáng tạo và chuyên môn của 2dhReal. Triết lý kinh doanh của 2dhReal là chất lượng không phải số lượng, đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin là tối quan trọng để thành công