dụng. Năng lực của giá trị sử dụng này trong việc trao đổi với các sản phẩm/hàng hoá/dịch vụ khác được gọi là giá trị của nó. Giá cả là giá trị tiền tệ của sản phẩm khi nó được giao dịch trên thị trường.
Theo quan điểm kinh tế thị trường, đất đai có giá trị sử dụng được trao đổi trên thị trường, nên nó có giá trị trao đổi. Quan điểm này đơn giản, dễ hiểu, dễ chấp nhận, nhưng không có sức mạnh mô tả bởi tính đơn giản của nó. Hơn nữa dễ dẫn đén sự nhầm lẫn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị sử dụng, giá trị sử dụng lớn thì giá trị trao đổi lớn và ngược lại (Mã Khắc Vỹ, 1995).
Cũng là quan điểm giá trị trong lĩnh vực marketing hiện đại, xem xét ở một mức độ khái quát hơn, giá trị trao đổi của sản phẩm bao gồm giá trị hữu hình và giá trị vô hình. Giá trị hữu hình phụ thuộc vào giá trị đầu tư, chi phí, giá thành sản xuất hàng hoá đó, giá trị vô hình phụ thuộc vào tâm lý, nhu cầu, thị hiếu của con người (Tôn Thất Nguyễn Thiêm, 2005).
Với quan điểm này thì phạm trù giá trị đất đai, bất động sản được giải thích một cách thuyết phục hơn. Theo đó, giá trị hữu hình ứng với chất lượng nhà đất và giá trị vô hình ứng với vị thế đất đai. Giá trị trao đổi bất động sản có hai thành phần: giá trị sử dụng và giá trị.
Giá trị sử dụng là giá trị hữu hình là cơ sở không gian (diện tích bề mặt) có các tính địa chất, địa hình, địa mạo và sinh thái cùng với các quá trình sinh lý hoá tạo ra độ phì đất kết hợp với giá trị đầu tư trên đất đai tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Và trong kinh tế thị trường giá trị sử dụng được biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ thì đấy là giá cả hay giá thành của giá trị sử dụng.
Giá trị đất đai cũng như giá trị thương hiệu phụ thuộc vào vị thế của đất đai. Giá trị là đại lượng vô hình phụ thuộc vào tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của thị trường. Bản chất “giá trị vô hình” của đất đai đến từ vị thế, mà nó “ngự trị” trong tâm tưởng – nghĩa là trong tâm tư, nguyện vọng, tình cảm - của khách hàng nói riêng và xã hội nói chung (Tôn Thất Nguyễn Thiêm, 2005). Quan điểm về giá trị vô hình của đất đai chắc chắn cũng được các nhà quản lý đất đai thuộc trường phái Mác xít dễ dàng chấp nhận, khi công nhận tính siêu hình, phi vật thể của giá trị vật chất tạo ra tư bản (Tôn Gia Huyên, Nguyễn Đình Bồng, 2006).
Trong trường hợp vị thế đất đai không khác nhau do con người trong xã hội tất cả đều như nhau thì giá trị trao đổi của hàng hoá đất đai phụ thuộc vào giá trị hữu hình, tức là giá thành sản phẩm. Như vậy quan điểm này phù hợp với quan điểm kinh tế chính trị Mác xít và kinh tế thị trường về giá trị. Những quan điểm này là trường hợp đặc biệt của lý thuyết vị thế - chất lượng trong một môi trường đồng nhất về vị thế.
Như vậy, có thể khẳng định: giá trị trao đổi bất động sản = {giá trị sử dụng (do chất lượng tạo ra); giá trị (do vị thế tạo ra) }. Vấn đề đặt ra: trong một đơn vị hàng hoá bất động sản cụ thể tỷ lệ kết hợp giá trị sử dụng và giá trị trong cơ cấu giá trị trao đổi có bị chi phối bởi quy luật nào không? Hay nói cách khác, giá trị của chất lượng và giá trị vị thế có mối quan hệ với nhau như thế nào? Điều này được làm rõ ở quan điểm sau.
e) Quan điểm về mối quan hệ giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi của bất động sản
Như đã biết, hàng hoá bất động sản có hai thuộc tính: thuộc tính tự nhiên và thuộc tính xã hội, thuộc tính tự nhiên chính là chất lượng bất động sản, quyết định giá trị sử dụng, giá trị hữu hình của chất lượng bất động sản; thuộc tính xã hội chính là vị thế