1. Tên dự án: Đường trên cao tuyến số 2
2. Nhà đầu tư quan tâm:hiện nay chưa có nhà đầu tư quan tâm.
3. Tổng mức đầu tư dự kiến:15.843 tỷ đồng
4. Dự kiến quy mô, công suất, địa điểm, diện tích xây dựng, các hạng mục công trình, nhu cầu sử dụng đất:
- Chiều dài tuyến: 10,2 km
- Xây dựng đường bộ trên cao (cầu cạn) gồm 04 làn xe theo hướng tuyến đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận
4.1 Địa điểm: các quận Tân Bình, 10, 11, Bình Tân – thành phố Hồ Chí Minh
4.2 Quy mô dự án:
- Xây dựng mới đường trên cao với quy mô 4 làn xe, chiều rộng 17,5m; phần đường bên dưới được cải tạo, nâng cấp theo quy hoạch.
- Quy mô mặt cắt ngang nghiên cứu:
+ Phần xe chạy: 4x3,5m = 14m
+ Dải phân cách: 1x0,5m = 0,5m
+ Dải an toàn: 4x0,5m = 2m
+ Lan can: 2x0,5m = 1m
- Bố trí nút giao: tổng cộng có 04 nút giao chính và 04 vị trí bố trí đường lên xuống.
- Nút giao chính: nút giao đầu tuyến (với đường trên cao số 1), nút cuối tuyến (với đường vành đai 2), nút kết nối với đường trên cao số 3 và nút kết nối với đường vành đai 1.
- Các vị trí dự kiến bố trí đường lên, xuống: đường Cách mạng tháng 8, giao lộ Lý Thường Kiệt – Bắc Hải, giao lộ Tân Hóa – Lũy Bán Bích, tại vị trí gần ngã ba kênh Tân Hóa – Lò Gốm và rạch Bàu Trâu.
5. Sự phù hợp của Dự án với các lĩnh vực, tiêu chí lựa chọn Dự án;
Việc xây dựng đường trên cao số 2 là nhằm hoàn thiện mạng lưới đường trên cao của thành phố Hồ Chí Minh, phù hợp với quy hoạch.
6. Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật; các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; sơ bộ phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có); đánh giá sơ bộ ảnh hưởng của Dự án đối với môi trường sinh thái và môi trường xã hội;
6.1. Lựa chọn kết cấu (cầu cạn):
a/ Kết cấu nhịp: dầm hộp BTCT DƯL (loại thanh chống) do có ưu điểm về vận chuyển, lắp ráp thuận tiện, và kinh tế.
b/ Kết cấu móng, mố trụ: Chọn giải pháp móng cọc khoan nhồi cho mố trụ vì dự án hầu hết đi qua khu dân cư đông đúc, vừa thi công vừa đảm bảo giao thông. Để giảm thiểu ảnh hưởng công tác thi công cọc đến nhà dân, tránh tác động đến môi trường.
6.2. Diện tích chiếm dụng công trình dự kiến: khoảng 281.872 m2
7. Dự kiến tiến độ xây dựng công trình (khởi công, hoàn thành, nghiệm thu và đưa công trình vào khai thác kinh doanh); thời gian khai thác công trình, phương thức tổ chức quản lý và kinh doanh của Nhà đầu tư: Dự kiến tiến độ xây dựng khoảng 4 năm kể từ ngày dự án được phê duyệt
8. Xác định sơ bộ các loại giá, phí hàng hóa, dịch vụ dự kiến thu từ việc khai thác công trình theo quy định hiện hành;
Việc hoàn vốn xây dựng thông qua hoạt động khai thác công trình (thu phí giao thông, thu phí quảng cáo, cung cấp các dịch vụ dọc tuyến...) và khai thác quỹ đất dọc tuyến.
9. Các điều kiện, phương thức chuyển giao và tiếp nhận công trình;
10. Xác định sơ bộ Phần tham gia của Nhà nước và đề xuất ưu đãi và cơ chế bảo đảm đầu tư của Dự án;
- Vốn Nhà nước tham gia: 30%; Vốn Nhà đầu tư : 70% (Tỷ lệ cụ thể tùy thuộc vào kết quả nghiên cứu dự án)
- Nhà nước hỗ trợ cho Nhà đầu tư:
+ Công tác GPMB.
+ Ưu đãi thuế.
+ Tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi trong nước, các tổ chức tài chính Quốc tế.
11. Phân tích hiệu quả tổng thể của Dự án bao gồm sự cần thiết của Dự án, những lợi thế và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc thực hiện Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công – tư so với hình thức đầu tư toàn bộ bằng Vốn nhà nước, tính khả thi của việc huy động các nguồn vốn đầu tư:
Do thành phố không đủ khả năng để bố trí đủ vốn thực hiện nên cần huy động nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp. Thông qua kênh đầu tư này, thành phố vừa phát triển hạ tầng giao thông, vừa thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo ra nhiều công ăn việc làm; ngoài ra trường hợp doanh nghiệp đẩu tư các dự án khai thác quỹ đất theo quy hoạch sẽ góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa, nâng cao đời sống nhân dân.