Trang CCN gọi thuế đánh trên tài sản của các tỷ phú khi vừa mất đi là “thuế tử thần”. Nếu họ chẳng may qua đời, người thừa kế sẽ phải chi trả hàng tỷ USD tiền thuế. Tỷ lệ thuế phải đóng được quy định khác nhau cụ thể theo từng bang ở Mỹ.
Cụ thể, nếu người thân của tỷ phú Warren Buffett không phải đóng một đồng thuế nào cho khối tài sản tỷ USD của ông thì tài sản của Jeff Bezos sẽ bay mất 12 tỷ USD sau khi Jeff qua đời. Khác biệt này là do phù thủy xứ Ohama hiện sống ở bang Nebraska trong khi ông chủ Amazon hiện ở bang Washington.
Tại mỗi bang của Mỹ, cái chết của các tỷ phú sẽ có những “giá” thuế khác nhau. Cá biệt, có nơi các tỷ phú mất đi sẽ kéo theo chi phí cực kỳ đắt đỏ một cách đúng nghĩa đen.
Những cái chết đắt đỏ
Tuy nhiên, kể cả khi được miễn “thuế tử thần” ở bang của mình, Warren Buffett không hoàn toàn thoát mọi nghĩa vụ với ngân sách liên bang.
|
Nếu tỷ phú Warren Buffett chết hôm nay, ông vẫn phải gánh nợ thuế tài sản liên bang lên tới 30 tỷ USD. Ảnh: AFP.
|
Theo quy định thuế thu nhập liên bang (IRS) mà Bộ Tài chính Mỹ thông qua, kể từ năm 2019 các cá nhân sở hữu tài sản trị giá từ 11,4 triệu USD trở nên sẽ có nghĩa vụ đóng góp cao nhất là 40% cho ngân sách liên bang. Với giá trị tài sản ròng ước tính vào khoảng 82,6 tỷ USD, Warren Buffett vẫn phải gánh khoản nợ thuế lên tới 33,04 tỷ USD Mỹ nếu với cái chết của mình.
Để dễ hình dung, khoản tiền khổng lồ này đủ để mua được SpaceX, Spotify hoặc Airbnb theo giá thị trường.
Tương tự, nếu Jeff Bezos ... chết vào hôm nay, ông sẽ nợ tiểu bang Washington 12 tỷ USD cộng với khoản thuế khổng lồ 43,7 tỷ USD cho ngân sách liên bang. Số tiền này lớn gấp lần giá trị vốn ròng của hãng xe Lyft.
Mức “thuế tử thần” khác nhau theo… địa lý
Trên thực tế có một số bang của Mỹ không áp loại thuế nhạy cảm này. Hầu hết nếu áp dụng thì sẽ có các tỷ lệ thuế khác nhau phụ thuộc vào quy mô tài sản, riêng bang Vermont quy định tỷ lệ cố định.
Maryland đang quy định các tỷ phú phải đóng đồng thời cả thuế tài sản và thuế thừa kế khi qua đời. Tỷ phú Ted Lerner, người sở hữu đội bóng bầu dục Washington Nationals, đang là người giàu nhất bang Maryland với khối tài sản 4,9 tỷ USD, theo Forbes. Ước tính, ông sẽ phải trả tổng cộng khoản thuế lên tới 3,2 tỷ USD, tức là 66% tổng giá trị tài sản hiện có nếu ông chẳng may qua đời.
|
Quy định về mức thuế tài sản (Estate tax) và thuế thừa kế (Inheritance tax) tại các bang ở Mỹ. Ảnh: Taxfoundation.
|
Tại bang Nebraska, tỷ phú Warren Buffett sẽ không gánh nợ thuế tiểu bang từ cái chết của mình, nhưng các thành viên gia đình sẽ phải nộp 1% thuế thừa kế tài sản. Ngoài ra, nếu là thành viên gia đình mở rộng (ví dụ con nuôi) thì mức thuế sẽ là 13% và khi tài sản chuyển giao cho người bên ngoài gia đình thì sẽ là 18%.
Vậy các tỷ phú Mỹ nên sống ở đâu để tránh thiệt hại tối đa sau khi qua đời? Theo CCN, Mỹ thực tế hiện chỉ có 17 tiểu bang tính thuế trên tài sản hoặc thuế thừa kế khi những người giàu qua đời.
Theo nghiên cứu thực hiện bởi tác giả Enrico Moretti thuộc Đại học California, Berkeley và Daniel J. Wilson thuộc Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco, một số tỷ phú đã quyết định “chạy trốn” khỏi các tiểu bang này. Nghiên cứu chỉ ra các tỷ phú (Mỹ) có khuynh hướng rời khỏi các bang có thuế tài sản, đặc biệt khi họ già đi. Vào năm 2010, tức là khoảng 9 năm kể từ sau khi cải cách thuế, có tới 21,4% người giàu đã di chuyển từ một tiểu bang áp thuế tài sản (khi qua đời) sang tiểu bang không có thuế này; trong khi chỉ có 1,2% người giàu di chuyển ngược lại. Dễ hiểu nếu sắp tới Warren Buffett chuyển đến California hoặc Montana!