CHỨC VỤ:Chủ tịch HĐQT & TGĐ
THÀNH PHỐ:Quảng Nam – Đà Nẵng
NGÀY SINH:18/8/1970
GIỚI TÍNH: Nam
Sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng do những biến động thời cuộc, xã hội, ông Nguyễn Cao Trí đã từ bỏ ước mơ trở thành một luật sư để đến với con đường kinh doanh.
Con đường sự nghiệp của Doanh nhân Nguyễn Cao Trí
Ông Trí từng tâm sự với báo giới về câu chuyện này. “Thuở nhỏ, tôi không vô tư như những bạn bè cùng trang lứa mà luôn quan sát cuộc sống xung quanh mình, tự đặt câu hỏi về những điều nhìn thấy. Tuy cái nhìn của tôi về mọi chuyện khá đơn giản nhưng cũng có vô số điều tôi không hiểu được và chỉ biết ôm thắc mắc trong lòng.Khi xem những bộ phim có những cảnh bất công, oan ức, hình ảnh của luật sư đứng ra bênh vực, bào chữa cho những người vô tội thành công đã khiến tôi ngưỡng mộ, thán phục. Hình ảnh những vị luật sư thật oai và giấc mơ trở thành luật sư trong tôi lớn dần.
Thời đó, tôi phải giúp mẹ kiếm tiền, thậm chí phải bán đậu nành trên hè phố… Khi tôi đậu Đại học Kinh tế TP.HCM, mẹ chạy ngược chạy xuôi mới gom đủ một chỉ vàng cho tôi vào thành phố. Lúc đó, tôi còn nguyên cảm giác rưng rưng, vừa thương mẹ, vừa “thấm” sự nghèo khó. Tiếp tục những năm đại học, tôi phải kiếm tiền bằng nghể giữ xe, làm gia sư, thu mua sách cũ… Có lẽ máu kinh doanh của tôi bắt đầu từ những việc như thế và khi kinh doanh mình có thể tự chủ được nhiều điều”.
Chất xúc tác của các doanh nhân để đi đến thành công, từ lâu vẫn luôn là hoàn cảnh khó khăn rèn giũa bản lĩnh, tài năng và nghị lực. Ông Trí cũng vậy.
Trong một lần thu gom sách cũ, ông đọc được một cuốn có tựa “Tiền là gì?…” của một giảng viên đại học kiêm giáo sư tiến sĩ kinh tế học của Mỹ – Paul Loup Sulitzer.
Cuốn sách thu hút ông Trí không chỉ do sự quyết tâm làm giàu của nhân vật chính mà còn do cách viết theo ngôn ngữ kinh tế học, có lý luận, phân tích, logic, nguyên tắc kinh tế, thủ thuật kinh doanh…với phong cách trinh thám. Tất cả đã trở thành động lực thôi thúc chàng trai trẻ khi đó đến với kinh doanh và ngày nay là một trong những kho bài học khi ông Trí phải đối mặt với những khó khăn nơi thương trường.
Tiền thân của Capella Holdings ngày nay chính là Ben Thanh Land. Công ty này được thành lập vào năm 2006, đúng thời điểm thị trường bất động sản Việt Nam đang trên đà phát triển. Công ty rất nhanh ghi dấu ấn trên thị trường trong vòng chỉ hai năm sau.
Tuy nhiên, đến cuối năm 2008, thị trường bất động sản bước vào suy thoái, phức tạp, công ty buộc phải quyết định chuyển hướng đầu tư vào lĩnh vực khác. Đây là một trong những ngã rẽ đầu tiên, quyết định tương lai của doanh nghiệp.
Lĩnh vực được lựa chọn khi ấy là ẩm thực giải trí (F&B Hospitality), Ben Thanh Land đã đi một nước cờ táo bạo.
Năm 2011, công ty khai trong thành công Trung tâm Hội nghị Tiệc cưới đầu tiên Riverside Palace (quận 4), rồi sau đó là Claris Palace (Thủ Đức), Capella Parkview (Phú Nhuận), Capella Gallery Hall (quận 10). Trong quá trình kinh doanh dịch vụ tiệc cưới, nhận ra những sản phẩm liên quan đến giải trí vô cùng tiềm năng, ông Trí và doanh nghiệp của mình đầu tư vào Sky Bar, Lounge, những loại hình giải trí ngày nay đang được ưa chuộng.
Nhu cầu của khách hàng về ẩm thực, giải trí ngày càng đa dạng, nên Capella Holdings xây dựng chuỗi giá trị – sản phẩm 24h, một chu trình khép kín từ ăn uống, giải trí cho đến nghỉ ngơi trong một ngày của một người.
Hiện nay, Capella Holdings đang sở hữu những thương hiệu ấn tượng trong lĩnh vực F&B được thị trường thế giới công nhận như Chill Sky Bar, Air 360 Sky Bar, hệ thống nhà hàng Nhật – Sorae, nhà hàng Trung Hoa – San Fu Lou và nhà hàng Việt – Dì Mai… Riêng Chill Sky Bar được tạp chí New York Times bình chọn “Top 10 Sky Bar đẹp nhất thế giới” liên tiếp bốn năm liền. Năm 2015, Chill Sky Bar được đài CNN ghi hình phóng sự về một loại hình giải trí điển hình ở một nước mới phát triển như Việt Nam và được đánh giá không thua kém các nước phát triển khác.
Năm 2015, khi có sự biến động trong thành phần cổ đông, Ben Thanh Group rút vốn khỏi Ben Thanh Land, công ty tác khỏi thương hiệu ban đầu và đổi tên thành Capella Holdings.
Những ngày vừa qua, việc thương hiệu mới Chloe Hospitality công bố tiếp quản lâu đài Tajmasago và tòa nhà Cham Charm của Khaisilk đã làm dư luận xôn xao. Công ty TNHH Chloe Hospitality mới được thành lập ngày 6/9/2018, có trụ sở tại 6 Phan Văn Chương, phường Tân Phú, Quận 7, TP.HCM. Ngành nghề chính của công ty là kinh doanh bất động sản. Công ty có vốn điều lệ 36 tỷ đồng và thuộc quyền sở hữu của Công ty Cổ phần địa ốc Bến Thành. Địa ốc Bến Thành không phải là cái tên xa lạ, khi từng là doanh nghiệp đại chúng rồi sau đó bất ngờ hủy đại chúng và đổi tên thành Capella Holdings. Trên các diễn đàn, Nguyễn Cao Trí và Capella lại trở thành chủ đề hot.
Năm 2017, doanh thu của Capella Holdings đạt 1.100 tỷ đồng, tăng trưởng 42% so với năm 2016. Công ty lãi ròng 34 tỷ đồng, tăng trưởng 15% so với cùng kỳ. Công ty đánh giá, việc doanh thu có bước nhảy vọt so với giai đoạn trước là nhờ chiến lược xoay trục phát triển lợi ích cốt lõi từ bất động sản sang lĩnh vực F&B. Đặc biệt trong đó là chuỗi nhà hàng ẩm thực Trung Hoa San Fu Lou (SFL) và trung tâm hội nghị tiệc cưới Gallery Hall.
Năm 2018, Capella Holdings đánh giá đã vượt qua giai đoạn khó khăn khi tái cơ cấu kinh doanh sang lĩnh vực mới. Công ty đặt mục tiêu doanh thu 981 tỷ đồng và lãi sau thuế 62 tỷ đồng, giữ được vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực nhà hàng – tiệc cưới tại TP.HCM và đẩy dần mạng lưới ra các tỉnh thành phố lân cận.
Mặc dù vậy, việc tìm kiếm những địa điểm tốt phù hợp cho việc phát triển 3 lĩnh vực chính vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Việc Capella Holding quyết định thâu tóm 2 bất động sản nổi tiếng của Khải Silk có lẽ là một bước tiến mới của tập đoàn này để củng cố vị thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng cốt lõi.
Ngoài phát triển hệ thống F&B, Capella Holdings vẫn còn tham gia trong ngành bất động sản với cao ốc The One Saigon, ngành bán lẻ tiêu dùng, y tế, giáo dục, nông nghiệp kỹ thuật cao với mục tiêu trở thành một tập đoàn phát triển đa ngành.
Tài sản doanh nhân Nguyễn Cao Trí
Ông Nguyễn Cao Trí cũng chính là Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Khánh Hội (Khahomex).
Giữa tháng 12.2018, Tập đoàn Chloe Hospitality chính thức công bố nắm quyền sở hữu, quản lý, khai thác hai toà lâu đài là khách sạn TajmaSago và nhà hàng Cham Charm từ tay ông chủ tập đoàn tơ lụa Khaisilk. Hai toà lâu đài này tọa lạc ở vị trí đắc địa thuộc nhóm đất vàng của khu Phú Mỹ Hưng, tại số 2 – 6 Phan Văn Chương, quận 7 (TP HCM) và là hai biểu tượng đình đám một thời của Hoàng Khải tại Sài Gòn.
Hai toà lâu đài này trị giá gần 30 triệu USD, trong đó TajmaSago Castle – Hotel Resort tọa lạc bên bờ hồ Bán Nguyệt từng được Khaisilk công bố trị giá 15 triệu USD. Còn nhà hàng Cham Charm có kiến trúc cổ mang dáng dấp đền Angkok Wat, là một trong những nhà hàng đẹp nhất thuộc chuỗi các nhà hàng triệu đô của doanh nhân Hoàng Khải, chi phí xây dựng từng được doanh nghiệp này công bố là 11 triệu USD.
Kết quả kinh doanh Capella Holdings
Theo báo cáo kinh doanh hợp nhất năm 2017 của Capella Holdings, doanh thu của Capella Holdings đạt xấp xỉ 1.100 tỷ đồng, tăng trưởng 142% so với năm 2016 song chỉ mới hoàn thành 55% kế hoạch.
Tổng chi phí tăng trưởng 142% so với năm 2016
Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp này chỉ còn vỏn vẹn 55 tỷ đồng, vượt 8% so với kế hoạch và cao hơn 26% so với năm liền trước.
Theo đánh giá của công ty, việc doanh thu có bước nhảy vọt so với giai đoạn trước là nhờ chiến lược xoay trục phát triển lợi ích cốt lõi từ bất động sản sang lĩnh vực FB. Đặc biệt trong đó là chuỗi nhà hàng ẩm thực Trung Hoa San Fu Lou (SFL) và trung tâm hội nghị tiệc cưới Gallery Hall.
Năm 2018, Capella Holdings của ông Nguyễn Cao Trí đánh giá đã vượt qua giai đoạn khó khăn khi tái cơ cấu kinh doanh sang lĩnh vực mới. Công ty đặt mục tiêu doanh thu 982 tỷ đồng và lãi trước thuế 89 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 62 tỷ đồng.
Việc Capella Holding của ông Nguyễn Cao Trí quyết định thâu tóm 2 toà lâu đài nổi tiếng của Khải Silk có lẽ là một bước tiến mới của tập đoàn này để củng cố vị thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng cốt lõi.
Thuê CEO hay để lại doanh nghiệp cho con?
Theo các chuyên gia kinh tế, hơn 80% công cuộc chuyển giao thế hệ… thất bại! Phải chăng môi trường kinh doanh của Việt Nam có những đặc thù riêng mà những CEO và thế hệ kế thừa khó có thể thích nghi? Hay chính những ông chủ doanh nghiệp chưa làm tốt vai trò của mình?
Thuê CEO ngoại hay để lại gia sản cho con đều gặp khó
Tại cuộc tọa đàm “Kinh nghiệm thực tế thuê giám đốc điều hành trong xu hướng hiện nay” ngày 6/5 do Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM tổ chức, hơn 100 doanh nghiệp đã trao đổi vô cùng sôi nổi về chủ đề này.
Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương đưa ra một cảnh báo không nhỏ về việc để lại doanh nghiệp cho con: “Có hai cách kế thừa: Kế thừa là không có mình mà hệ thống vẫn đi theo hướng mình muốn, và thứ hai là truyền cho con. Theo thống kê trên thế giới, để lại doanh nghiệp cho con xác suất thành công rất thấp. Ở Việt Nam doanh nghiệp thường có truyền thống để lại sự nghiệp cho con, nhưng con của mình lớn lên không giống như hoàn cảnh mình đã trải qua, để lại sự nghiệp cho con nhiều khi tội nghiệp con lắm. Vì ngày xưa, một ông chủ lò gạch để lại gia sản cho con thì đời con vẫn chỉ là ông chủ lò gạch mà thôi. Còn ngày nay tốc độ doanh nghiệp thay đổi chóng mặt, cái gì của đời cha đến đời con khác nhau lắm, nên con tiếp nhận sự nghiệp của cha đôi khi là tổn thất cho con”.
Ông Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Tập đoàn Capella Holdings, Tổng giám đốc Bến Thành Land lại nhấn mạnh vào những đặc thù riêng có của môi trường kinh doanh Việt Nam mà một CEO ngoại khó có thể thích nghi.
“Đây là đề tài tôi rất quan tâm. Hiện tôi có hệ thống hai mươi nhà hàng, rồi đầu tư BĐS, resort, thời trang, đầu tư trường đại học Văn Lang… Nhiều lĩnh vực như thế nên mỗi ngày tôi phải họp từ sáng tới chiều, rất mệt, nhưng muốn thuê CEO thì cực kỳ khó. Tôi rất tâm đắc với ý kiến cho rằng thuê CEO 80-90% là thất bại. Mỗi ngày tôi luôn nghĩ tìm ai để làm thay mình lĩnh vực này, lĩnh vực kia? Thấy ai hay là dụ dỗ, thuyết phục về làm, nhưng chỉ được một hai tháng là bứt!”, ông Trí nói.
Ông Trí nói thêm, có lẽ do doanh nghiệp Việt Nam có những đặc thù riêng, mỗi ông chủ đều là CEO, thích ứng với môi trường đặc thù của Việt Nam. “Ví dụ 20 nhà hàng ở thành phố của tôi có CEO nước ngoài, việc đập vỉa hè khiến không biết giải quyết chỗ để xe của khách như thế nào. Vì CEO nước ngoài không thể hiểu nổi chuyện đập vỉa hè của Việt Nam nên ông ta không thể thích ứng được, tôi lại phải đích thân xuống giải quyết. Có những bàn khách đã đặt trước, nhưng có người vô ngồi lỳ ở đó, không cách gì thuyết phục họ dời đi nơi khác. CEO nước ngoài không thể hiểu được chuyện đó, nhưng người Việt Nam thì có giải quyết ngay”.
Ông Trí cũng cho biết: “Chúng tôi đã từng thuê một CEO nổi tiếng của thế giới, với nhiều chính sách ưu tiên để giữ người. Nhưng ngành dịch vụ cao cấp ở TP.HCM rất khan hiếm nhân sự, sau một thời gian làm việc chính anh ta đã mang hơn 50% người của tôi về… resort Hồ Tràm. Hệ thống nhà hàng Nhật, tiệc cưới, nhà hàng Trung Quốc chúng tôi cũng thường bị như vậy.
Chúng tôi có một resort, lễ tết là đột biến khách, rối hết cả hệ thống khi khách “đổ bộ” hành lý xuống làm tắc hết sảnh. Khi tôi đến nói điều hết mấy anh trồng cây xuống khiêng, CEO nước ngoài phản ứng liền: “Anh ta đâu có được đào tạo để khiêng đồ”? Phản ứng đó là của người chuyên nghiệp, nhưng người Việt Nam mình có sự linh hoạt hay lắm. Khiêng đồ thì cần gì phải đào tạo!
Nhưng ngược lại, thuê CEO Việt Nam, đào tạo đến một mức độ nào đó anh em lại có suy nghĩ khác, muốn ra riêng làm chủ. Đó là bất cập riêng của nền kinh tế chúng ta. Với những ngành nghề đã hình thành hệ thống chuyên nghiệp thì thuê CEO dễ hơn, nhưng với những ngành nghề đặc thù, có bất cập cực kỳ lớn giữa giáo dục với bên ngoài. Khi tôi về làm giáo dục, mới phát hiện ra 30% thời gian của người sinh viên học Mác-Lê Nin, còn 70% học kiến thức cực kỳ cũ, trong khi bên ngoài thay đổi mỗi ngày. Bất cập lớn nhất trong giáo dục là giữa những điều chúng ta đang giảng dạy và thực tế bên ngoài. Nên đừng mong có CEO đúng như mình mong muốn”.
“Vậy làm cách nào để nửa đêm mình không phải thức dậy để giải quyết những sự vụ rất đặc thù như thế ở Việt Nam là điều tôi chưa lý giải được. Tôi thuộc thế hệ doanh nhân trẻ, nên không đặt nặng vấn đề kế thừa. Tôi phát triển doanh nghiệp đến mức nào đó sẽ M&A, sau đó đầu tư vào những doanh nghiệp đã phát triển mạnh cho đỡ mất sức, để dành thời gian hưởng thụ cuộc sống. Ngay cả anh Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HĐQT công ty kiến trúc hàng đầu Việt Nam AA cũng loay hoay hơn 10 năm nay, thuê người nước ngoài, rồi đổi người trong nước đủ kiểu, cuối cùng thay vì bắt 2000 người nhân viên đi học tiếng Anh, thì anh bắt CEO nước ngoài đi học tiếng Việt, thế là ổn”, ông Trí cho biết thêm.
Phải kế thừa từng bước
Cũng tại tọa đàm, bà Trần Diệu Cảnh, chủ doanh nghiệp Tân Thanh Container Corporation chia sẻ kinh nghiệm kế thừa từng bước của gia đình: “Từ công ty nhỏ gia đình phát triển thành công ty lớn, tôi cũng muốn thuê CEO, nếu thuê người nước ngoài thì họ không hiểu văn hóa Việt Nam, thuê CEO Việt thì chưa yên tâm, vì giao hết cho CEO, sau khi nắm bắt 90% nội tình của công ty lại muốn ra làm doanh nghiệp riêng, thật không biết tin ai? Tôi đã từng bị lấy cắp hết tất cả những gì của thương hiệu, họ chỉ thay chữ Tân Thanh bằng Tâm Thanh! Chỉ khác chữ M. Đương nhiên Tân Thanh không vì thế mà tụt dốc. Sau thời gian suy nghĩ, đau buồn, vợ chồng tôi quay lại củng cố công ty, cam kết làm đúng chất lượng. Khách hàng từ từ quay lại với mình”.
“Về kế thừa, tôi may mắn có hai con học ở Mỹ và về Việt Nam kế thừa công ty. Ban đầu các cháu cũng khó khăn. Cháu hỏi tôi: “Lách luật là gì?”. Ra đường bị cảnh sát phạt, cháu xuống để công an lập biên bản, sau đó cháu mới phát hiện ra người khác chỉ đưa tiền là được đi liền. Sau ba năm cháu đã hơi … hiểu hiểu một tí. Giờ các cháu được phân công phụ trách mảng marketing, tài chính, và có những cải tiến rất hay mà mình phải học tập, nhưng chưa thể bao quát hết.
Nhiều khi thấy con cực quá, tôi hỏi con hay là bán công ty để đầu tư sang lĩnh vực khác? Rất mừng con nói đây là công sức gia đình tạo ra, nếu quá dễ dàng thì con không có động cơ phấn đấu. Không phải các cháu hay, giỏi, mà phải học tập, tham gia các tổ chức xã hội để hòa nhập được vào thị trường, văn hóa Việt Nam. Sau ba năm các cháu hòa nhập tương đối tốt”, bà Cảnh cho biết.
Cũng theo bà Cảnh: “Thuê CEO hay để lại doanh nghiệp cho con cũng phải kế thừa từng bước, đừng giao hẳn cho con mà phải có lộ trình đề con tìm tòi, học hỏi. Các con có vấp ngã cũng không sao, vì như thế mới có thể tự đứng lên bằng đôi chân mình”.
Đồng quan điểm với bà Cảnh, bà Võ Thị Thúy, Giám đốc khu du lịch Bến Xưa cho rằng: “Chủ doanh nghiệp có thể giao cho CEO thích nghi dần với từng phần việc, nhưng không thể không quản lý về tài chính được. Cũng không có CEO nào thay ông chủ đi quan hệ cả. Về nhân sự, nếu mình không quản chặt thì khi CEO ra đi thì toàn bộ ê kíp theo họ hết. Khó là mình không dám giao cho họ quá nhiều quyền, vì doanh nghiệp mình còn nhỏ, chưa đủ sức thuê CEO. Về chuyện kế thừa, có thể giao cho con làm giám đốc marketing, tài chính, nhưng không thể giao ngay chuyện quan hệ”.
Còn theo bà Lê Thương, Giám đốc công ty Tài Tài, người từng làm thời trang nhưng lại phải làm CEO bắt đắc dĩ thay chồng quản lý công ty sản xuất đậu phộng khi công ty đang gặp khó: “Ngành thực phẩm cạnh tranh rất khốc liệt. Tài Tài thành lập 15 năm rồi nhưng gặp rất nhiều khó khăn khi cạnh tranh với các công ty lớn hơn. Thời điểm 2012, Tài Tài trên đà phá sản. Tôi quyết định về để vực dậy. Thời điểm đó tôi cũng đi tìm CEO, nhưng cho đến giờ vẫn chưa tìm được”.
“Có thể quy mô doanh nghiệp mình chưa xứng tầm để thuê CEO, vì doanh số trên dưới 20 tỷ, nhân viên 300 người thôi. Nên bản thân mình phải đóng vai CEO, vừa điều hành trực tiếp về kinh doanh, marketing. Khi nghe họ trình bày thì rất hoành tráng, nhưng khi làm thì không giống vậy, tôi phải làm việc rất kỹ với từng bộ phận, giám đốc bộ phận phản ứng rất dữ, hỏi tôi tại sao CEO lại tham gia quá sâu vào công việc của họ? Một ngày tôi chỉ ngủ chừng 3 đến 4 tiếng, rất khó khăn, Sau đó, tôi rút kinh nghiệm, những bộ phận không đủ chuyên môn tôi phải thuê bên ngoài về ý tưởng, nhân viên sẽ thực thi, đó là cách để tôi có thể giải quyết vấn đề vừa tầm với mình”, bà Thương cho biết thêm.
Làm nhiều việc cũng là cách trả nghĩa cho đời
Lần nào gặp Nguyễn Cao Trí cũng thấy anh trăn trở: “Sứ mệnh hiện nay của doanh nhân trẻ với đất nước là gì?”. Nghe qua dễ cảm nhận anh là một người đang hoạt động trong lĩnh vực chính trị hơn là kinh doanh. Thế nhưng, chỉ ít phút trò chuyện, tôi hoàn toàn bị thuyết phục bởi lý lẽ đầy nhiệt thành của anh – một người không chỉ biết làm giàu cho bản thân mà còn có trách nhiệm với cộng đồng. Anh nói:
“Trong nhiều lần trò chuyện với Ban chủ nhiệm của Câu lạc bộ Doanh Nhân Sài Gòn, tôi đều đặt vấn đề: “Phải làm một cái gì đó, như một diễn đàn chẳng hạn, để doanh nhân trẻ hiện nay nhận ra sứ mệnh vàng của mình với đất nước”. Dù chẳng ai giao cho chúng tôi trọng trách này, nhưng trong suy nghĩ, tôi nhận thấy đây là một trách nhiệm cần phải đặt ra cho thế hệ doanh nhân trẻ, để họ phấn đấu và kinh doanh có ý nghĩa hơn.
Tôi nói vậy vì nhìn qua lịch sử các nước cũng từng trải qua chiến tranh, nhưng họ phát triển rất nhanh vì những thế hệ sau khi trải qua chiến tranh, thấu hiểu tận cùng sự kham khó nên họ nhận thức được trách nhiệm phải cùng chung sức giúp đất nước đi lên. Và chính những thế hệ biết đặt trên vai “sứ mệnh vàng” đó đã làm cho Hàn Quốc, Nhật Bản thay đổi và lớn mạnh nhanh chóng.
Nhìn lại Việt Nam, do nhiều năm sau khi đất nước giải phóng mới được công nhận kinh tế thị trường, nên những thế hệ cha anh, dù sôi sục ý chí và sẵn sàng lao vào công cuộc dựng xây đất nước, nhưng lại ít có cơ hội để phát triển kinh doanh. Một phần cũng do xã hội lúc bấy giờ chưa công nhận tầng lớp doanh nhân và nền kinh tế thị trường. Vì vậy, trách nhiệm này phải được tiếp tục đặt trên vai thế hệ các doanh nhân trẻ.
Mặt khác, sứ mệnh này còn xuất phát từ một thực tế, có rất nhiều doanh nhân khi có trong tay một sự nghiệp và gia sản lớn, thì bắt đầu muốn hưởng thụ. Vì vậy, nếu tạo động lực tư tưởng cho họ, cộng với môi trường, chính sách và cơ chế tốt, thế hệ doanh nhân trẻ sẽ tạo ra sự chuyển biến lớn cho xã hội.
Xuất thân từ một gia đình khá giả nhưng do biến động xã hội, gia đình anh rơi vào khó khăn. Phải chăng hoàn cảnh đó khiến anh quyết tâm đi theo nghiệp kinh doanh, dù lúc nhỏ anh từng mơ ước trở thành luật sư?
– Thuở nhỏ, tôi không vô tư như những bạn bè cùng trang lứa mà luôn quan sát cuộc sống xung quanh mình, tự đặt câu hỏi về những điều nhìn thấy. Tuy cái nhìn của tôi về mọi chuyện khá đơn giản nhưng cũng có vô số điều tôi không hiểu được và chỉ biết ôm thắc mắc trong lòng.
Khi xem những bộ phim có những cảnh bất công, oan ức, hình ảnh của luật sư đứng ra bênh vực, bào chữa cho những người vô tội thành công đã khiến tôi ngưỡng mộ, thán phục. Hình ảnh những vị luật sư thật oai và giấc mơ trở thành luật sư trong tôi lớn dần.
Thời đó, tôi phải giúp mẹ kiếm tiền, thậm chí phải bán đậu nành trên hè phố… Khi tôi đậu Đại học Kinh tế TP.HCM, mẹ chạy ngược chạy xuôi mới gom đủ một chỉ vàng cho tôi vào thành phố. Lúc đó, tôi còn nguyên cảm giác rưng rưng, vừa thương mẹ, vừa “thấm” sự nghèo khó. Tiếp tục những năm đại học, tôi phải kiếm tiền bằng nghể giữ xe, làm gia sư, thu mua sách cũ… Có lẽ máu kinh doanh của tôi bắt đầu từ những việc như thế và khi kinh doanh mình có thể tự chủ được nhiều điều.
Nghe nói, cũng nhờ những cuốn sách cũ mà anh đã có một động lực cũng như kiến thức cơ bản để bước vào kinh doanh?
– Đúng vậy. Trong một lần thu gom sách, tình cờ tôi đọc được cuốn sách có tựa “Tiền là gì?…” của một giảng viên đại học kiêm giáo sư tiến sĩ kinh tế học của Mỹ, ông Paul Loup Sulitzer. Cuốn sách này kể về một nhân vật vốn xuất thân từ một gia đình giàu có, sau khi cha mẹ qua đời trở thành trắng tay và anh ta đã qua Nam Phi để làm lại từ đầu. Sức hút ở cuốn sách không chỉ do sự quyết tâm làm giàu của nhân vật, mà còn do cách viết theo ngôn ngữ kinh tế học, có lý luận, phân tích cụ thể, logic, những nguyên tắc kinh tế, các thủ thuật kinh doanh đều được thể hiện bằng cách viết trinh thám rất hấp dẫn… Tất cả điều đó đã lôi cuốn và trở thành động lực thôi thúc tôi kinh doanh và đến nay, kiến thức ấy vẫn được tôi mang ra chiêm nghiệm khi đối mặt với những khó khăn.
Lèo lái Ben Thanh Land ngay từ những ngày đầu thành lập, đến nay, anh đã đưa được doanh nghiệp trẻ này đạt được nhiều thành tích nổi bật chỉ sau một thời gian rất ngắn. Anh có thể cho biết bí quyết nào giúp anh làm được điều đó?
– Không biết có thể gọi là “bí quyết” không, nhưng Hội đồng quản trị Ben Thanh Land luôn quan niệm: kinh doanh, hay làm bất cứ việc gì cũng vậy, nếu không có tâm thì không bao giờ thành công được. Dẫu rằng “thương trường là chiến trường”, nhưng triết lý đó được chúng tôi hiểu theo nghĩa cạnh tranh công bằng, coi trọng chữ Tâm.
Đối với chúng tôi, một doanh nghiệp thành công là làm ra nhiều lợi nhuận từ hoạt động hợp pháp, giữ được chữ tín, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tạo điều kiện cho người lao động có môi trường làm việc phù hợp, có cơ hội phát huy tài năng và có nhiều khả năng tự làm giàu cho chính mình… Đó chính là cái Tâm bền vững nhất.
Anh cũng được biết đến như là một người nổi tiếng trong xây dựng thương hiệu cho Công ty. Phải chăng bản thân “CEO Nguyễn Cao Trí” cũng là một thương hiệu?
– Trong cuộc sống có biết bao chính khách, doanh nhân, chuyên gia, nghệ sĩ… thành danh trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Hình ảnh của nhiều người trong số họ có sức ảnh hưởng rộng lớn, trở thành một trong những biểu trưng của hình ảnh quốc gia. Nhưng lại cũng có quan điểm cho rằng “Chính tôi là biểu tượng của đất nước tôi!”. Đây cũng là một ý hay và chính xác, vì mỗi cá nhân chúng ta đều tìm kiếm thương hiệu của bản thân mình trong thương hiệu của tập thể, của tổ chức, của quê hương…
Tôi tin rằng, thương hiệu của mỗi doanh nghiệp được xây dựng bắt đầu từ chính hoài bão và ước mơ của người lãnh đạo doanh nghiệp. Nên dù vai trò, trách nhiệm khác nhau, nhưng từ chủ tịch, hội đồng quản trị đến tổng giám đốc điều hành như tôi đều phải có sự đồng thuận, “cùng nhìn về một hướng” trong việc tạo nên cá tính văn hóa cho thương hiệu Ben Thanh Land.
Trong cuốn sách Xây dựng để trường tồn của tác giả Jim Collins có một chi tiết mà tôi rất tâm đắc: “Nhà lãnh đạo tốt không bao giờ ao ước được đặt lên cao và trở thành hình tượng khó với tới. Họ chỉ muốn là người bình thường, lặng lẽ mang lại những kết quả phi thường. Họ sẽ làm mọi cách để tạo điều kiện cho người kế nhiệm đạt được những thành công lớn hơn trong thế hệ kế tiếp vì họ luôn bị thôi thúc bởi một khát vọng cháy bỏng là phải mang lại kết quả bền vững…”.
Vì vậy, có thể nói “Nguyễn Cao Trí” là thương hiệu của cá nhân tôi, cũng như mỗi nhân viên của Ben Thanh Land đều sở hữu một thương hiệu. Nhưng bên cạnh việc xây dựng và phát triển thương hiệu của riêng mình, tinh thần Ben Thanh Land chính là chất keo gắn kết chúng tôi với nhau để tạo nên một thương hiệu đồng nhất. Tôi chỉ may mắn được là một trong những đại sứ đi tiên phong trong cuộc hành trình xây dựng và phát triển Ben Thanh Land thành một thương hiệu được “Xây dựng vì sự sống”.
Nhưng “vốn liếng” của anh gia tăng một cách đột biến không phải từ công việc chính ở Ben Thanh Tourist mà do mua bán đất đai, bất động sản. Anh còn tự cho là mình “có tay” khi kinh doanh lĩnh vực này. Vậy, anh nghĩ thế nào khi nhảy vào lĩnh vực bất động sản?
– Đúng là nhiều năm qua, có rất nhiều người tuy làm nhiều nghề nhưng giàu lên nhanh chóng, nói như chị là “đột biến” nhờ kinh doanh đất đai, bất động sản. Riêng tôi, trước khi Ben Thanh Tourist tham gia các dự án bất động sản, tôi đã là người từng thực hiện nhiều vụ mua bán đất thành công và rủ rê nhiều người cùng mua đất đầu tư, kiếm lời. Vì vậy, mọi người gán cho tôi tên gọi mới “Trí địa ốc”.
Vào thời điểm thị trường đất còn “ngủ say” nhưng tôi đã mạnh dạn đầu tư vì nhìn thấy nhu cầu trong tương lai rất lớn. Do chính sách, cơ chế nên suốt một thời gian dài, người ta không công nhận giá trị của thị trường này. Người ngoài mặt tiền thì muốn vào trong hẻm, người ở đường lớn thì muốn vào đường nhỏ cho yên tĩnh. Song, cái gì có giá trị thì thời gian cũng trở về với giá trị. Vì vậy, ai nhìn ra sớm “giá trị của đất” thì nhất định sẽ thành công.
Mặc dù thị trường bất động sản hiện và sẽ còn cạnh tranh khốc liệt nhưng trong tương lai, đây vẫn là thị trường còn rất rộng mở, đầy triển vọng. Vấn đề là do giá bất động sản hiện vẫn còn bất hợp lý nên những người có nhu cầu thực sự thì vẫn chưa với tới. Trong tương lai, chắc chắn thị trường này sẽ đi vào quỹ đạo hợp lý hơn và cung cầu sẽ gặp nhau.
Mặt khác, sau khi sàn vàng đóng cửa, nhiều nhà đầu tư đã chuyển hướng sang bất động sản, nền kinh tế vĩ mô cũng khá ổn định… đó là những cơ hội để ngành địa ốc Việt Nam vươn lên. Tôi cho rằng, không cứ phải thị trường khởi sắc mới là tốt. Điều quan trọng là thị trường cần sự ổn định, chắc chắn. Quyết định đầu tư bất động sản không cần thiết phải là thời điểm bùng nổ, quan trọng là bạn có tiền và khả năng hiểu biết thị trường.
Vậy anh có dự định chuyển hướng kinh doanh của Ben Thanh Land vào phân khúc nhà cho người có thu nhập trung bình?
– Mỗi doanh nghiệp có một thế mạnh, lợi thế riêng và lợi thế của Ben Thanh Land là đang sở hữu những vị trí đắc địa nằm ở trung tâm thành phố, do vậy, chiến lược của chúng tôi là quyết tâm xây dựng Ben Thanh Land trở thành một thương hiệu gắn liền với các sản phẩm bất động sản cao cấp, hiện đại, thiết kế độc đáo. Bởi vì, khi đầu tư vào phân khúc này, chúng tôi hiểu rõ thị trường ở khu vực, biết đối tượng khách hàng của mình là ai, họ có nhu cầu gì, cần gì nên đầu tư sẽ dễ thành công.
Ngoài ra, theo quan niệm của cá nhân tôi, một khi có quá nhiều chủ đầu tư tập trung vào 80% phân khúc nhà trung bình và thấp, thì 20% phân khúc còn lại sẽ vẫn tốt cho các nhà đầu tư biết “lách mình” ra khỏi đám đông.
Đầu tư vào khá nhiều lĩnh vực: kinh doanh bất động sản, xây dựng căn hộ, resort, trung tâm hội nghị tiệc cưới Capitaland Place, khách sạn IBI, chủ nhãn hiệu thời trang Nice Fashion, Đại học Văn lang…, có vẻ đầu tư của anh khá dàn trải và theo kiểu ngẫu hứng, gặp đâu đầu tư đó. Anh không sợ rủi ro?
– Tôi quan niệm, kinh doanh không nên cho trứng vào một rổ và hễ có cơ hội thích hợp là nắm bắt ngay. Tuy nhiên, lĩnh vực kinh doanh chính của tôi vẫn là bất động sản, còn kinh doanh xe hơi, thời trang, dịch vụ du lịch, tiệc cưới, thậm chí giáo dục là cách để quản trị rủi ro, lúc cái này xuống thì cái kia bù vào.
Bởi vì, đặc điểm của thị trường Việt Nam là có chu kỳ tăng trưởng ngắn, nóng, lạnh thất thường… Do vậy, nếu chỉ kinh doanh một lĩnh vực thì mức độ rủi ro sẽ rất cao. Hơn nữa, tất cả các lĩnh vực đầu tư khác suy cho cùng cũng quy về đích cuối là bất động sản khi có thời cơ thích hợp. Ví dụ, tôi có thể đầu tư vào một nhà máy sản xuất, và nhà máy thì phải có quỹ đất rộng. Vì vậy, khi thấy thời điểm thích hợp cho đầu tư bất động sản có lợi hơn, chúng tôi sẵn sàng sử dụng nguồn đất này để đầu tư.
Kinh doanh là lợi nhuận nhưng anh thường nói, đầu tư vào giáo dục, cụ thể là Đại học Văn Lang, không phải mục đích kiếm lợi nhuận của anh. Anh có thể nói rõ hơn ý này?
– Khi đầu tư vào mảng giáo dục, tôi không đặt nặng lời lỗ và cũng không nghĩ số tiền đó sẽ quay trở về vì trong kinh doanh, khi kiếm được mười đồng, mình phải biết bỏ ra một đồng để đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội. Hơn nữa, đầu tư vào giáo dục là một đầu tư bền vững và thực chất tạo ra lợi nhuận rất lớn. Bởi xã hội nào cũng cần có chất xám, doanh nghiệp nào cũng cần có nhân lực.
Hơn nữa, với tâm niệm là người được đào tạo, tạm gọi là người có tri thức, tôi thấy mình có nghĩa vụ phải góp phần tạo ra môi trường để đào tạo, truyền bá tri thức cho các thế hệ nối tiếp để các em có cơ hội nhận lãnh “Tri thức” để tự phát triển thành “Trí thành” giúp ích cho xã hội.
Anh có thể chia sẻ chiến lược và hướng phát triển sắp tới của Ben Thanh Land?
– Bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và đầu tư phát triển dự án từ cuối năm 2006, tính đến nay, Ben Thanh Land đã đạt được nhiều thành công quan trọng, được nhiều khách hàng, đối tác quan tâm và đánh giá cao.
Sau khi khánh thành và chính thức đưa sản phẩm đầu tay – cao ốc Ben Thanh Times Square (172 – 174 Ký Con, Q.1) – đi vào hoạt động từ cuối tháng 4/2010 vừa qua, hiện Ben Thanh Land tiếp tục cùng với các đối tác triển khai thêm nhiều dự án khác, như: Khu căn hộ – khách sạn IBIS Ben Thanh Palace (tại số 104 Nguyễn Văn Cừ, Q.1), Nhà hàng tiệc cưới Nam Á (P.9, Q. Phú Nhuận), dự án 75 – 77 Hồ Tùng Mậu, dự án 45 Lê Duẩn… Hầu hết các sản phẩm này đều nhắm vào phân khúc từ trung cấp đến cao cấp, được thiết kế hiện đại, tiện nghi và hiệu quả.
Song song đó, sau khi hoàn thành tăng vốn điều lệ bằng việc phát hành cho các cổ đông chiến lược là các tổ chức đầu tư bất động sản trong và ngoài nước vào tháng 2/2010, thu về gần 100 tỷ đồng phục vụ cho các dự án đang và sắp được triển khai.
Thông qua đợt phát hành này, cổ phiếu Ben Thanh Land đã chính thức gia nhập thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, nhằm đón bắt những cơ hội lớn từ sự hồi phục của nền kinh tế, Ben Thanh Land sẽ chính thức niêm yết 11.354.500 cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) – với mã chứng khoán BTL – vào khoảng quý II sắp tới.