Sau khi mua lại, nhóm cổ đông mới đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở vật chất, phòng học, máy tính mới, sân chơi cho sinh viên. “Trước đó máy tính HUTECH cũ và ít. Phải đầu tư toàn diện hệ thống, tất cả những gì cần cho quá trình học tập,” ông Kiều Xuân Hùng chia sẻ với Forbes Việt Nam rằng giá trị đầu tư “tới hàng nghìn tỉ đồng” và họ “tham gia trực tiếp vào hoạt động chuyên môn chứ không chỉ đầu tư”. Trong đó, quan trọng nhất là tăng chất lượng đào tạo, cập nhật sách vở và giáo trình học, nâng cao đội ngũ giáo viên, đầu tư phần mềm quản lý đào tạo. “Then chốt của giáo dục là con người quản lý và đào tạo. Trong công ty, khi đưa ra tiêu chuẩn mới, có thể sa thải người không đủ chất lượng. Nhưng giáo dục không thể. Chỉ có thể thay đổi, tổ chức tập huấn,” ông Hùng chia sẻ. HUTECH hiện có gần 40 ngành, gồm đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ liên kết với các trường nước ngoài như Mỹ, Pháp, Malaysia, so với thời điểm năm 2007 chỉ có 10 ngành, chủ yếu đào tạo cử nhân các ngành kỹ thuật. Trong khi đó UEF, trong kỳ tuyển sinh 2017 – 2018, bất ngờ vươn lên dẫn đầu lượt đăng ký tuyển sinh đầu vào trong số các trường đại học ngoài công lập Việt Nam với hơn 12 ngàn lượt đăng ký vào các ngành quản trị kinh doanh, quản trị khách sạn, quản trị nhân lực, tài chính ngân hàng…
Không chỉ đầu tư thay đổi cơ sở vật chất, các nhà đầu tư mới, vốn xuất thân từ doanh nhân trong nhiều lĩnh vực, cố gắng bám sát nhu cầu thị trường lao động, thông qua thay đổi định hướng phát triển, gắn kết nhà trường và cộng đồng doanh nghiệp, một lợi thế mà không phải nhà giáo dục chuyên nghiệp nào cũng tạo dựng được. Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm cho hay, từ thế mạnh các ngành xã hội như tâm lý học, văn học, ngôn ngữ nước ngoài, các ngành quản trị kinh doanh, kế toán chiếm một nửa cơ cấu đào tạo. Trường Văn Hiến hiện có đội ngũ giáo viên cơ hữu 450 người, đảm bảo 70% nội dung đào tạo, nâng số ngành đào tạo lên 40 ngành, gấp gần ba lần trước khi họ mua lại Văn Hiến trong 43 trường cung cấp số liệu thu – chi tài chính, có 77% trường hoạt động có thu vượt chi. Dẫn đầu về tổng thu là đại học Công Nghệ TP.HCM (HUTECH), nơi có sự chuyển mình thấy rõ sau khi nhóm đầu tư của ông Kiều Tuân nắm cổ phần chi phối. HUTECH thuộc nhóm đầu tư của ông Kiều Tuân, cổ đông chi phối HUTECH và trường đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF). Ông Tuân, có kinh nghiệm quản lý giáo dục, nguyên hiệu trưởng trường Sư phạm Kỹ thuật. Vào những năm 1987 – 1991 (đã sáp nhập vào trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM), nắm giữ vị trí cao nhất của hội đồng trường HUTECH tháng 5.2010 khi bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép trường này chuyển đổi từ loại hình dân lập sang tư thục. Bốn năm sau, nhóm nhà đầu tư của ông Tuân tiếp tục mua lại trường UEF, hiện trường này có trụ sở mới nằm gần HUTECH trên đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh). Con trai ông Tuân là ông Kiều Xuân Hùng trở thành Phó hiệu trưởng HUTECH và chủ tịch HĐQT trường UEF. Tương tự các thương vụ khác, giá trị chuyển nhượng không được công bố nhưng ông Kiều Xuân Hùng tiết lộ nhóm nhà đầu tư mới “có quyền quyết định quan trọng đối với HUTECH và UEF.