Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1698/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4 – Tp.Hồ Chí Minh.
Đường vành đai 4 có tổng chiều dài 196,5km, với quy mô 6 – 8 làn xe, có đường song hành hai bên và các hành lang để bố trí cây xanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật, dự trữ mở rộng. Lộ giới lớn nhất khoảng 121,5 m. Tuyến đường đươc xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật loại A; vận tốc thiết kế 80 – 100 km/h.
Sơ đồ tuyến đường vành đai 4 TpHCM
Mục tiêu của quy hoạch nhằm cụ thể hóa phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22/1/2007 và cho phép điều chỉnh quy hoạch tuyến đường Vành đai 3, Vành đai 4
Liên kết các tuyến đường bộ cao tốc, các quốc lộ hướng tâm đã và đang triển khai xây dựng để phát huy hiệu quả các tuyến đường này, góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông khu vực nội đô, tạo điều kiện phát triển dịch vụ vận tải liên vùng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực.
Quy hoạch tuyến đường đi qua địa giới hành chính của 12 huyện thuộc 05 tỉnh, thành phố: tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (01 huyện): huyện Tân Thành; Tỉnh Đồng Nai (03 huyện): các huyện Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu; Tỉnh Bình Dương (02 huyện): các huyện: Tân Uyên, Bến Cát; Thành phố Hồ Chí Minh (02 huyện): các huyện Củ Chi, Nhà Bè; Tỉnh Long An (04 huyện): các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc.
Đường Vành đai 4 – TP.HCM bắt đầu tại điểm giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tại Km 40 + 000 (khu vực Phú Mỹ), tuyến hướng về sân bay quốc tế Long Thành, giao với cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây (Km 39 + 150), tuyến hướng lên phía Bắc giao với quốc lộ 1A tại thị trấn Trảng Bom (Km 1834 + 700), vượt sông Đồng Nai tại cầu Thủ Biên, giao với quốc lộ 13 (Km 30 + 700) tại Bến Cát, vượt sông Sài Gòn tại cầu Phú Thuận, giao cắt quốc lộ 22 (Km 23 + 500) tại Củ Chi, đi song song ĐT.823 đến thị trấn Hậu Nghĩa, đi song song với đường ĐT.824 và ĐT.830, qua thị trấn Bến Lức, giao cắt với đường cao tốc Tp.HCM – Trung Lương, quốc lộ 1A tại Khu công nghiệp Long Hiệp, giao với quốc lộ 50 (Km 19 + 900) đến điểm cuối nối với đường trục Bắc Nam tại Khu đô thị – cảng Hiệp Phước TP.HCM.
Diện tích đất chiếm dụng để xây dựng tuyến đường theo quy hoạch khoảng 2.061 ha, trong đó diện tích đất chiếm dụng trên từng địa phương dự kiến như sau: Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 184 ha; Đồng Nai khoảng 273 ha, thành phố Hồ Chí Minh khoảng 452 ha; Bình Dương khoảng 441 ha, Long An khoảng 711 ha.
Nhu cầu vốn đầu tư toàn bộ tuyến đường khoảng 98.537 tỷ đồng (phần kinh phí này không bao gồm kinh phí xây dựng các cầu vượt trực thông của các tuyến đường đang lập quy hoạch và sẽ được đầu tư xây dựng theo nguồn vốn của các dự án này). Nguồn vốn đầu tư lấy từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, ODA; từ khai thác quỹ đất của các địa phương có tuyến đường đi qua và huy động từ tư nhân.
Theo các chuyên gia nhận định, tuyến đường vành đai 4 sẽ là tác nhân giúp hạ tầng khu Tây phát triển. Theo lẽ thường, hạ tầng và bất động sản có sự liên quan mật thiết với nhau, sự phát triển của hạ tầng sẽ làm gia tăng giá trị của bất động sản. Thực tế cho thấy, ở nơi có hạ tầng giao thông công cộng thuận tiện, nơi đó phát triển rầm rộ, các giá trị bất động sản tăng cao. Đây không phải là sự phát triển quán tính mà người ta đã tính toán được lợi nhuận từ tuyến đường này mang lại.
Tương tự như vậy, con đường vành đai 4 cắt qua Bến Lức cũng mang đến nhiều tiềm năng kinh tế và chính trị. Các dịch vụ thương mại, nhà cửa mọc lên san sát tạo thành một dải đất sầm uất. Sự phát triển này không chỉ dừng lại ở các mảnh đất dọc đường mà còn lan tỏa đến các vùng đất xung quanh. Thêm vào đó, khi trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa, Bến Lức sẽ có bàn đạp để tiến ra nhiều “sân chơi” khác