Dự án khai thác nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên đang được phát triển rất mạnh mẽ đáp ứng mọi nhu cầu sống của người dân. Nước có tầm quan trọng hầu hết cả con người lẫn động, thực vật. Chính vì thế, việc đánh giá tác động môi trường là rất cần thiết nhằm giảm thiểu các tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường cũng như con người .
I. Quy mô lập hồ sơ môi trường cho dự án khai thác nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên
Theo phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP có quy định về việc lập hồ sơ cho dự án khai thác nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên:
II. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án khai thác nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên
II.1. Đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án khai thác nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên
Theo phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP có quy định về việc lập hồ sơ cho dự án khai thác nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên
- Công suất khai thác từ 200 m3 nước/ngày đêm trở lên đối với nước sử dụng để đóng chai;
- Công suất khai thác từ 500 m3 nước/ngày đêm trở lên đối với nước sử dụng cho mục đích khác.
Căn cứ pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường 2014.
- Nghị định 18/2015/ND-CP, ngày 14/02/2015- Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT, ngày 29/5/2015 – Thông tư về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
II.2. Hồ sơ, giấy tờ chủ dự án cần cung cấp cho dự án khai thác nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đầu tư
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất
- Dự thảo báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư hoặc thuyết minh kinh tế kỹ thuật của dự án
- Quyết định quy hoạch 1/500
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể (có đánh dấu vị trí nhà chứa rác, vị trí hệ thống xử lý nước thải)
- Bản vẽ thoát nước mưa, nước thải (có đánh dấu vị trí hố ga cuối cùng trước khi đấu nối ra cống)
- Hồ sơ thiết kế các hạng mục bảo vệ môi trường (bể tự hoại, hệ thống xử lý nước thải)
- Chủ trương cho phép thực hiện dự án/ giấy thỏa thuận địa điểm
- Cung cấp các tài liệu liên quan đến dự án như: Quy hoạch sử dụng đất và các hạng mục công trình chính, hệ thống điện , hệ thống cấp nước, PCCC,…
Đây là những hồ sơ, tài liệu cơ bản. Tuy nhiên, nhà đầu tư và ban quản lý dự án có thể cần cung cấp thêm thông tin, giấy tờ, hồ sơ hoặc có thể giảm bớt một vài thủ tục, hồ sơ không cần thiết tùy theo từng trường hợp cụ thể.
II.3.Trình tự thực hiện dự án khai thác nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên
III. Kế hoạch Bảo vệ môi trường đối với dự án khai thác nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên
Văn bản pháp lý để lập kế hoạch Bảo vệ môi trường của dự án khai thác nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên:
- Luật Bảo vệ mội trường 2014
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên & Môi trường
Xác định các nguồn chất thải: nước thải (nước thải sinh hoạt, nước rửa, nước xả thải), các chất thải rắn thông thường, khí thải, tiếng ồn, độ rung quanh khu vực đó.
– Hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường: hệ thống thu gom và xử lý nước mưa, nước thải có được chặt chẽ?; phương tiện, thiết bị thu gom, lưu trữ và xử lý chất thải rắn; công trình, thiết bị xử lý khí thải; biện pháp chống ồn, rung; công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
– Các tác động đến môi trường và kinh tế – xã hội: dự án có làm biến đổi môi trường gì không? có nguy cơ sự cố môi trường? Giải phóng mặt bằng như: đền bù, bồi thường tái định cư…..
– Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường: Sử dụng hóa chất sử dụng nếu cần có, quy trình quản lý vận hành phải nghiêm ngặt, nếu có thuê đơn vị xử lý chất thải thì phải có hợp đồng thuê rõ ràng, đánh giá một cách hiệu quả biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động đến môi trường và kinh tế – xã hội của dự án khai thác nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên.