Ngày 9/12, tại phiên thảo luận về ngành hàng không trong khuôn khổ Diễn đàn cao cấp Du lịch lần thứ 2, ông Chu Việt Cường, Thành viên HĐQT Vietjet cho rằng Việt Nam nên xã hội hóa nguồn vốn đầu tư hạ tầng sân bay. Điều tương tự từng xuất hiện ở các quốc gia khác như Mỹ, Australia, Thái Lan.
Đồng quan điểm với ông Cường, Tiến sĩ Lương Hoài Nam, Thành viên Hội đồng tư vấn du lịch (TAB), cho rằng hạ tầng sân bay là một trong những nút thắt ngành du lịch. Tổng công suất 22 sân bay tại Việt Nam bằng sân bay Changi (Singapore), Suvarnabhumi (Bangkok, Thái Lan) và Kuala Lumpur (Malaysia). Việt Nam đã thảo luận về xã hội hóa hạ tầng sân bay 10 năm nhưng các dự án còn hạn chế, tính xuyên suốt chưa có.
|
Ông Lương Hoài Nam cho rằng Việt Nam còn thiếu tính xuyên suốt trong xây dựng hạ tầng sân bay 10 năm qua. Ảnh: Giang Huy.
|
Lấy dẫn chứng, ông Nam cho biết trước đây siêu dự án sân bay Long Thành được đề xuất xã hội hóa nhưng hiện giao cho ACV. Bên cạnh đó, các tiến trình thủ tục trong dự án sân bay Long Thành khiến sân bay khó hoạt động từ năm 2025. Hay như nhà ga số 3 sân bay Tân Sơn Nhất được tư vấn xây dựng với diện tích sàn 200.000 m2, tương đương nhà ga số 1 và số 2 cộng lại và xây trên quỹ đất 30 ha. Tuy nhiên, thực tế nhà ga được xây trên lô đất bằng 1/2 tư vấn, diện tích nhà ga nhỏ hơn. Đại diện TAB đề ra giải pháp Nhà ga số 3 cần làm sớm, nhưng phải có trách nhiệm, bám sát ý kiến tư vấn để "sân bay Tân Sơn Nhất có một nhà ga sống được với tương lai".
Hạ tầng sân bay bao gồm dân dụng và quân sự, ông Nam đề nghị Bộ Quốc phòng xem xét một số sân bay quân sự có hạ tầng tốt, đưa vào khai thác hỗn hợp, giảm quá tải hạ tầng sân bay.
Ông Don Lam, Tổng giám đốc VinaCapital, Phó Trưởng ban Nghiên cứu phát triển Kinh tế tư nhân (gọi tắt là Ban IV) cho rằng xã hội hóa là điều quan trọng. Các dự án đối tác công tư (PPP) cần chuyên nghiệp hóa, theo thế mạnh của từng đơn vị. Lấy dẫn chứng về dự án Chu Lai, ông Don Lam cho rằng nếu một đơn vị tư nhân muốn phát triển thì Nhà nước nên cho phép nhưng vẫn giữ việc quản lý chuyến bay.
|
Ông Don Lam đề cao tính chuyên nghiệp hóa trong quá trình phát triển hạ tầng hàng không. Ảnh: Giang Huy.
|
Ông Lương Hoài Nam cho rằng PPP là việc chia sẻ cơ hội đầu tư và rủi ro giữa nhà nước và tư nhân, cũng như hợp tác để xây dựng niềm tin nhân dân về các dự án đầu tư giao thông lớn bởi “niềm tin của nhân dân rất thấp sau các dự án bê bối như đường sắt Hà Đông”. Theo ông Nam, nếu tạo điều kiện đầu tư Long Thành theo một gói bao gồm đường băng, sân bay, nhà ga thì tư nhân sẽ thực hiện.
Từ phía các cơ quan quản lý, ông Võ Huy Cường, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, đặt nghi vấn về tính hiệu quả cũng như cần làm rõ khái niệm xã hội hóa đầu tư trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, lợi ích các bên tham gia và hệ thống cơ sở pháp lý.
Đại diện Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết mô hình PPP chưa được quy định ở văn bản Luật mà chỉ mới dừng lại ở các nghị định. Bộ đang dự thảo luật PPP nhằm rạch ròi giữa vai trò, rủi ro cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tư tư nhân.
Để trở thành Phi công, ngoài vòng khám sức khỏe là điều kiện đầu tiên, học viên cần tham gia khóa học Phi công tại các cơ sở huấn luyện được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn.
2dhAviation đang nổ lực liên kết với các trường trên để đơn giản hoá giấc mơ
- Làm phi công của các bạn với chi phí thấp nhất
- 100% phi công tốt nghiệp bay sẽ đảm bảo việc làm tại các hãng hàng không ở Việt Nam
Người 2dh chuẩn bị thành lập mảng 2dhAviation chuyên
- Giới thiệu việc làm/cung ứng nhân lực Phi công, Tiếp viên hàng không, Tài công, …
- Nhận tuyển đầu vào Phi công, tiếp viên hàng không … cho các trường đào tạo quốc tế
- Giới thiệu mua bán tàu bay